Thị trường

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh than nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than vinacomin (Trang 28 - 30)

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Vinacomin có quan hệ làm ăn với rất nhiều với các đối tác làm ăn nước ngoài đặc biệt là các doang nghiệp có tiềm lực về tài chính và công nghệ ở những quốc gia giàu trữ lượng than và có hệ thống khai thác vận chuyển than hiện đại. Một số những cái tên có thể kể đến như là đối tác chính của Vinacomin chính là Trung Quốc, Indonesia, Nga, Australia, Đài Loan, Ấn Độ,... Các thị trường này chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu than của Vinacomin. Sau đây là bảng số liệu thống kê cơ cấu của các thị trường nhập khẩu của công ty Vinacomin giai đoạn 2009-2011.

Bảng 1.5. Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu Vinacomin Đơn vị: tỷ đồng TT Thị trường 2009 2010 2011 GTNK Tỉ trọng GTNK Tỉ trọng GTNK Tỉ trọng

(%) (%) (%) 1 Trung Quốc 2268,27 25.96 1.854,94 29.29 3.419,76 35.57 2 Nga 1839,5 21.05 1.187,57 18.75 1.617,52 16.82 3 Nhật Bản 913,8 10.45 1.103,46 17,42 1.056,32 10.98 5 Australia 2008,12 22.98 929,81 14.68 1.538,23 16 5 Indonesia 1.706,58 19.56 1.257,22 19.85 1.980,15 20.6 6 Tổng kim ngạch 8736,27 100 6.333 100 9611,98 100

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp của phòng xuất nhập khẩu-công ty Vinacomin)

- Đối với thị trường Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu tăng đều qua các năm từ khởi điểm là 25,96% trong tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009, tăng lên 29.29% trong năm 2010 và tính đến năm 2011, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc đã đạt tới 35.57%. Nguyên nhân của vấn đề này là do:

+ Theo báo cáo của hiệp hội than khoáng sản Trung Quốc, được công bố vào ngày 19/10/2011, về sản lượng than của Trung Quốc đã đạt tới 3.15 tỷ tấn tăng tới 3.3% so với năm 2009 đặc biệt cũng trong năm này Trung Quốc đã phát hiện và tiến hành khai thác thêm 2 mỏ than lớn có trữ lượng lên tới 15 tỷ tấn tại tỉnh Sơn Đông, đặc biệt trong lượng than được khai thác thì các loại than được sử dụng trong nhiệt điện có trữ lượng cao hơn cả, điều này phù hợp với nhu cầu về phía Việt Nam. Dự đoán đến năm 2015, sản lượng Trung Quốc có thể lên tới 5 tỷ tấn trong vòng 1 năm, điều này là cơ hội cho phía Việt Nam vì thị trường có nguồn cung dồi dào

- Indonesia cũng là một thị trường đầy ổn định trong kim ngạch nhập khẩu than của Công ty Coalimex, từ năm 2009 đến 2011, kim ngạch nhập khẩu của than vào Việt Nam của Indonesia luôn ở mức ổn định từ 19,56% đến 20,6%. Đặc biệt, chất lượng than của Indonesia luôn đáp ứng được những nhu cầu khắt khe nhất đối với yêu cầu của sản lượng than trong nước. Nguyên nhân là do

+ Indonesia đang là nước đứng thứ 7 trên thế giới về khai thác than và là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu than. Theo báo cáo thăm dò trữ lượng địa chất đặc biệt về trữ lượng than thì trữ lượng than tại Indonesia hiện nay vào khoảng 6,97 tỷ tấn, chiếm 0,5% tổng trữ lượng than của toàn thế giới. 83% trong trữ lượng than của Indonesia là loại than linhit và bán bitum, 17% còn lại là than chứa bi tum và than antraxit. Hiện nay Indonesia đang tiến hành khai thác hơn 40 mỏ than tại East Kalimantan, South Kalimantan và Sumatra. Các loại than trên là những loại than có chất lượng tốt, thường được sử dụng cho các nhà máy xi măng làm nhiên liệu đốt cho nhiệt năng cao, điều này đắp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp phía Việt Nam. Sản lượng ổn định cùng nguồn cung dồi dào đặc biệt cùng là những nước Đông Nam Á nên rất thuận tiện trong việc vận chuyển và giao dịch.

Tóm lại, trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011, tuy phải đối mặt với khó khăn kinh tế trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch nhập khẩu than của công ty vẫn duy trì ở mức ổn định, tuy vậy việc ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong năm 2010 điển hình là việc kinh ngạch đã giảm đáng kể nhưng đến năm 2011, khi nền kinh tế thế giới dần đi vào ổn định và phục hồi, công ty đã làm ăn có lãi và đảm bảo được mục tiêu đề ra. Để có được kết quả như vậy là do công ty, đã có những đi đúng đắn đồng thời nghiên cứu cẩn thận nhu cầu tiêu thụ than nhập khẩu trong nước đồng thời tìm được nguồn cung đáng tin cậy trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh than nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than vinacomin (Trang 28 - 30)