Kết quả hoạt động kinhdoanhthan nhập khẩu của công ty

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh than nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than vinacomin (Trang 32 - 36)

năm 2008-2011

1.2.1.3.1 Kết quả kinh doanh nhập khẩu chung

Kim ngạch kinh doanh than nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu than Vinacomin có sự biến đổi không đều giữa các năm.

Đơn vị: Triệu đồng

Hình 1.3: Kim ngạch kinh doanh than nhập khẩu của Coalimex từ 2009 đến 2011

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp của phòng xuất nhập khẩu-công ty Vinacomin)

Qua hình trên chúng ta có thể nhìn thấy kim ngạch nhập khẩu của Coalimex có sự biến đổi không đồng đều giữa các năm. Tính đến năm 2009, kim ngạch nhập khẩu vẫn đạt ở mức cao, tuy vậy có sự sụt giảm đáng kể đến năm 2010 và có sự tăng đột biến vào năm 2011.

Nguyên nhân:

- Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và liên tục hội nhập với khu vực và thế giới. Kiểm chứng cho việc này chính là Việt Nam ngày càng tích cực tham gia các tổ chức kinh tế đặc biệt là WTO, các diễn đàn hợp tác đa phương, song phương, trong năm 2009, mối quan hệ của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới dần đi vào ổn định và hợp tác về chiều sâu, hoàn thiện các khuôn khổ hợp tác chiến lược vì vậy ở giai đoạn này Coalimex đã biết tận dụng những yếu tố có lợi tiến hành kí kết hợp đồng và có một con số doanh thu đáng chú ý trong năm 2009. Tuy vậy đến năm 2010, với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cấu, sự khó khăn chung của các doanh nghiệp trên thế giới về nguồn tiền sử dụng vốn kinh doanh, doanh thu của doanh nghiệp đã giảm đi đáng kể tuy vậy sự suy giam này đã không ngăn được sự phát triển vượt bậc của Coalimex khi đến năm 2011, nền kinh tế đã đi vào ổn định, thêm vào đó là sự cứu trợ từ phía nhà nước đã giúp Coalimex có bước đi mạnh mẽ đạt mức doanh thu cao hơn so với hai năm 2009 và 2010.

- Nhu cầu về xây dựng, nguyên liệu cơ bản ở nước ta vẫn còn khá nhiều hạn chế, nguồn năng lượng của nước ta hiện nay phần lớn vẫn là thủy điện và điển hình nước ta có rất nhiều nhà máy có công suất lớn như Nhà máy thủy diện sông Đà, Hòa Bình,… tuy vậy việc sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào sức nước khiến nguồn năng lượng cung cấp không ổn định, chính vì vậy nguồn năng lượng nhiệt điện chính là giải pháp thay thế cho vấn đề này, sản lượng của than sử dụng trong nhiệt điện không ngừng tăng do nhu cầu ngày càng cao và đặc

biệt là sự thiếu hụt điện năng của nước ta ngày nay. Kèm theo đó, Việt Nam đang là một nước phát triển và các công trình mọc lên hàng ngày, nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng ngày càng tăng, nguồn cung thép, xi măng luôn cần và lượng cầu tăng cao, điều này là dễ hiểu khi nhiên liệu sản xuất ra thép và xi măng cũng sẽ là một mặt hàng có sức tiêu thụ lớn. Tất cả điều này có thể giải thích cho doanh thu ấn tượng của Coalimex trong năm 2011 khi nguồn tiêu thụ là khá lớn từ nhu cầu tiêu dung và sản xuất trong nước.

1.2.1.3.2 Kết quả kinh doanh than nhập khẩu

Về doanh thu : đây là chỉ tiêu rất quan trọng thể hiện kết quả của hoạt động kinh doanh, quy mô kinh doanh, khả năng đáp ứng các nhu cầu và cạnh tranh trên thị trường. Doanh thu trong một giai đoạn kinh doanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tuy vậy nhưng nó thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp, thể hiện sự phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp đó, đối với các nhà phân tích đó còn là cơ sở để nhận xét quá trình và sự thành công từ các quyết định kinh doanh từ các doanh nghiệp. Nhìn trên biểu đồ chúng ta cũng có thể thấy rằng doanh thu của Coalimex không ổn định, có sự sụt giảm trong năm 2010 nhưng bù lại đó là sự gia tăng đáng kể trong năm 2011 . Năm 2009 doanh thu đạt 9845,27 triệu đồng, kế tiếp đó là năm 2010 tương ứng là 7456.12 triệu đồng giảm 24.2% tương ứng với 2389,15 triệu đồng. Cuối cùng là năm 2011, sự trở lại mạnh mẽ của doanh nghiệp khi doanh thu tăng lên đáng kể đạt mốc 8867,09 triệu đồng tăng lên 15%, đây là một tín hiệu đáng mừng với doanh nghiệp khi dễ dàng thấy rằng doanh nghiệp đanh dần lấy lại vị thế của mình trên thị trường đồng thời khẳng định việc nắm bắt thời cơ của mình. Tuy vậy, cùng cần phải nói đến sự sụt giảm của Công ty trog năm 2010, một phần lí do trong giai đoạn này chính là việc sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động xấu đến việc hoạt động của công ty, không những vậy nguồn tiền hạn chế thêm vào đó là sự yếu kém về

vốn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường cũng là yếu tố tác động đến doanh thu giai đoạn này.

Mặc dù doanh thu của công ty trong giai đoạn 2009- 2010 giảm đáng kể nhưng chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng trong 3 năm này lai rất cao. Năm 2009, chi phí này là 8717,81 triệu đồng, năm 2010 chi phí này đã giảm còn 6583,63 triệu đồng giảm đi 22,4% so với năm 2009 và cuối cùng là năm 2011 đạt ở mức 7860,82 triệu đồng tăng lên 16,2% so với năm 2010. Tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu điều này ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Nguyên nhân do trong giai đoạn 2008- 2009 do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho lạm phát gia tăng giá cả tiêu dùng của các mặt hàng tăng lên đáng kể dẫn đến chi phí cho hoạt động nhập khẩu tăng lên. Thêm vào đó với sự tăng lãi suất cho vay tại các ngân hàng và sự mất giá của đồng VNĐ nên có sự chênh lệch lớn về giá cả nhập khẩu và giá bán tại thị trường trong nước dẫn đến chi phí tăng cao.

Về lợi nhuận: lợi nhuận của công ty Vinacomin được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau bắt nguồn từ các lĩnh vực kinh doanh của công ty, trong đó lợi nhuận hoạt động kinh doanh chủ yếu là xuất nhập khẩu than đem lại lợi nhuận lớn nhất đạt tỷ trọng lớn cho công ty trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2010. lần lượt qua các năm là 1127,46 , 872,49, 1006,27 triệu đồng. Lợi nhuận trong các năm giảm và tăng khá đồng đều giữa các năm điều này chứng tỏ doanh nghiệp vẫn chưa có bước đột phá trong lợi nhuận và đồng thời có thể cho ta thấy, doanh nghiệp vẫn chưa có những biện pháp cụ thể để cải thiện khả năng tăng lợi nguận của mình. So sánh giữa tỷ lệ tăng doanh thu, chi phí với sức tăng lợi nhuận chúng ta có thể thấy Công ty thực sự vẫn chưa hoạt động hiệu quả và còn nhiều thiếu sót trong quá trình hoạt động.

1.2.2 Biện pháp của Vinacomin sử dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn 2009-2011

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh than nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than vinacomin (Trang 32 - 36)