Những bất lợi

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh than nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than vinacomin (Trang 54 - 55)

Năm 2010 là một năm khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, VNĐ giảm giá trị so với các đồng tiền khác, USD cũng mất giá vì vậy việc đầu tư vào bất động sản và cổ phiếu và kênh để Công ty bảo toàn vốn và giá tăng khối lượng tài sản trong năm này. Trong cuộc suy thoái và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các công ty bất động sản cũng đã phải chịu những tác động mạnh mẽ do chi phí xây dựng tăng cao trong khi nhu cầu về bất động giảm mạnh. Tình trạng đóng băng bất động sản kéo dài cho đến hết 9 tháng đầu năm 2011, các dự án không được triển khai khiến nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng cũng giảm đi đáng kể. Lượng xi măng, sắt thép có nguồn cung dồi dào nhưng lượng cầu lại quá ít gây khó khăn cho các công ty có liên quan, đặc biệt đó chính là doanh nghiệp cung cấp nhiên liệu đốt, như than sử dụng trong xi măng và luyện thép. Không những vậy tình trạng này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay khi nhu cầu về bất động sản gần như còn quá ít so với nguồn cung dồi dào từ phía thị trường, thị trường vật liệu xây dựng ế ẩm kéo theo việc nhập khẩu kinh doanh than nhập khẩu cũng gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều.

Một sự khó khăn lớn mà Công ty đã gặp phải kể đến sức cạnh tranh từ phía các công ty đối thủ cả trong lẫn ngoài nước. Tính đến thời điểm này, nước ta hiện có khoảng 250 doanh nghiệp khai thác than lớn nhỏ khác nhau, đa số trong các doanh nghiệp này hoạt động dựa trên hình thức tự khai thác và bán ngay thành phẩm vì vậy nguồn cung của họ còn hạn chế nhưng ưu điểm là giá thành sản phẩm khá rẻ, thêm vào đó giá chị chất lượng than lại khá tốt đáp ứng nhu cầu của các nhà máy công nghiệp vì vậy đây là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với Công ty Vinacomin. Những công ty than nước ngoài cũng sẽ là một đối thủ tiềm tàng của Vinacomin khi lộ trình gia nhập WTO đang tới gần, với việc gia nhập WTO, Việt Nam đang là nơi đất lành đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi là một thị trường rất tiềm năng với rất nhiều cơ hội. Ngành than cũng không phải một ngoại lệ khi trên thế giới có rất nhiều các doanh nghiệp từ những nước có ngành công nghiệp than phát triển như Indonesia, Trung Quốc, Nga,.... các doanh nghiệp này có cơ sở hạ tầng hiện đại, nền kinh tế hạ tầng thanh toán ổn định sẽ là lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường non nớt của Việt Nam.

Cũng theo chu trình đến năm 2015 sản lượng ước tính của Coalimex cũng tăng đột biến xuất phát từ nhu cầu trong nước Công ty có thể nhập từ 1 đến 6 triệu tấn than, lượng than nhập khẩu này sẽ tăng đều các năm ước tính đến năm 2025 Công ty có thể nhập đến 40 triệu tấn than. Điều này chứng tỏ nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam đang tăng cao trong khi đó nguồn vốn ít ỏi thêm vào đó là sự yếu kém trong cơ chế quản lí khiến cho việc cơ hội nắm bắt này không hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp cần có những biện pháp phù hợp nắm bắt và tìm phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh than nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than vinacomin (Trang 54 - 55)