Bảng 3.12: Đánh giá công nghệ theo qui mô công suất và trữ lượng khí
Công nghệ Ưu điểm Nhược điểm
Sasol
- Có kinh nghiệm lâu đời;
- Chi phí đầu tư, cơ cấu sản phẩm, hiệu quả thu hồi nhiệt tốt.
- Chi phí vận hành cao;
- Ít linh động trong trường hợp thay đổi nguyên liệu có hàm lượng CO2 cao.
Shell
- Hiệu suất cao;
- Linh động trong cơ cấu sản phẩm;
- Có qui mô công suất phù hợp với tiểm năng khí Việt Nam.
- Chi phí đầu tư cao;
- Ít linh động khi thay đổi nguyên liệu.
Rentech
- Chi phí vận hành thấp; - Hiệu suất cao;
- Có thể sử dụng nguyên liệu là cặn từ nhà máy lọc dầu.
- Chỉ áp dụng cho những nhà máy có qui mô công suất nhỏ hơn 5.000 thùng/ngày.
ExxonMobil
- Hiệu suất khá cao;
- Qui mô công suất phù hợp; - Chi phí đầu tư và chi phí vận
hành ở mức trung bình.
- Không có tính linh động khi thay đổi nguyên liệu theo hướng chất lượng thấp.
Conoco
- Hiệu suất cao;
- Chi phí sản xuất thấp.
- Chỉ xử lý nguyên liệu có hàm lượng CO2< 10% - Kinh nghiệm ở mức trung
bình.
Synergy
- Có khả năng sử dụng nguyên liệu có chất lượng thấp ( hàm lượng CO2 lên đến 35%);
- Qui mô công suất phù hợp với trữ lượng khí Việt Nam (10.000 – 30.000 thùng/ngày).
- Kinh nghiệm còn hạn chế; - Chi phí đầu tư cao;
- Hiệu suất ở mức trung bình.
Syntroleum
- Chi phí vận hành và chi phí đầu tư thấp;
- Thích hợp với việc chế biến khí ngay trên biển, gần nơi khai thác.
- Qui mô công suất nhỏ; - Hiệu suất thấp.
Synfuels - Chi phí đầu tư thấp;
- Qui mô công suất phù hợp; - Có khả năng sử dụng nguyên liệu
có hàm lượng CO2 cao.
- Kinh nghiệm còn hạn chế.
JNOC - Hiệu suất cao. - Chi phí đầu tư cao;
- Đang trong giai đoạn nghiên cứu.
Công nghệ GTL cần được tập trung nghiên cứu kĩ hơn nếu xây dựng ở Việt Nam như các công nghệ: Sasol, Shell, Synfuels và Rentech:
- Sasol và shell có thế mạnh về kinh nghiệm, hiệu suất, linh động trong cơ cấu sản phẩm.
- Synfuels nổi bật về chi phí đầu tư, chi phí vận hành và tính linh động trong việc sử dụng nguyên liệu có hàm lượng CO2 cao.
- Rentech có thể mạnh về hiệu suất, chi phí vận hành và phù hợp với qui mô công suất nhỏ.
CHƯƠNG 4 - ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ GTL TẠI VIỆT NAM