Diesel and Parafin’s
CO 0,0000 H2 0,0000 H2O 0,0000 O2 0,0000 CO2 0,0000 N2 0,0000 H2S 0,0000 Methane 0,0000 Ethane 0,0000 Propane 0,0000 2M-2-Pentene 0,0000 1-Pentene 0,0000 n-Pentane 0,0000 n-Hexane 0,0000 n-Nonane 0,0936 1-Nonene 0,0344 1-Decene 0,0801 n-Decane 0,1199 n-C15 0,2013 1-Pentadecen 0,0881 n-C20 0,1332 1-Eicosene 0,0666 n-C25 0,1218 1-C25 0,0609
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Với đề tài: “Nghiên cứu tổng quan công nghệ chuyển hóa khí thiên nhiên thành nhiên liệu lỏng và khả năng áp dụng cho khí thiên nhiên Việt Nam, sử dụng hysys mô phỏng công nghệ GTL”. Đề tài đã nghiên cứu được những vấn đề sau:
- Đã tìm hiểu tổng quan khí Việt Nam như về đặc điểm, thành phần, phân loại khí thiên nhiên, bên cạnh đó tìm hiểu về tiềm năng và sản lượng khí ở Việt Nam.
- Đã tìm hiểu các công nghệ chuyển hóa khí thiên nhiên thành nhiên liệu lỏng về lịch sử phát triển, các bước cơ bản của công nghệ, các phương pháp chuyển hóa, nghiên cứu tìm hiểu sự ảnh hưởng của xúc tác đến quá trình, thiết bị phản ứng Fischer-Tropsch, các công nghệ GTL trên thế giới và sản phẩm mà công nghệ GTL tạo ra.
- Đã đánh giá khả năng áp dụng công nghệ GTL tại Việt Nam như: đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến dự án xây dựng nhà máy GTL, khả năng áp dụng tại Việt Nam và đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm GTL.
- Đã sử dụng phần mềm Hysys mô phỏng công nghệ GTL là cơ sở để phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và từ đó xây dựng nhà máy GTL.
Qua nghiên cứu và đánh giá các số liệu thu thập được, một số kết luận được đưa ra như sau:
Về tiềm năng khí:
- Khí Việt Nam có trữ lượng cao nhưng phân bố không đồng đều. Khí ở khu vực miền Nam có chất lượng phù hợp với các công nghệ GTL nhưng giá thành cao. Khí ở khu vực miền Trung có chất lượng thấp nên việc áp dụng các công nghệ GTL còn hạn chế và cần nghiên cứu thêm.
Về công nghệ:
- Các công nghệ hầu hết đều trong giai đoạn nghiên cứu. Một số đã có tính thương mại tuy nhiên còn hạn chế.
- Chi phí đầu tư và chi phí vận hành cao.
- Các công nghệ có thể phù hợp cho dự án GTL ở Việt Nam là Sasol, Shell, Synfuels và Rentech.
Về sản phẩm:
- Sản phẩm của công nghệ GTL rất tốt, đảm bảo yêu cầu về môi trường và thị trường.
Về khả năng áp dụng:
- Khả năng áp dụng công nghệ GTL bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: + Chi phí đầu tư
+ Khả năng thương mại hóa của các công nghệ + Giá dầu thô
+ Khả năng sử dụng nguyên liệu
Dựa vào những nội dung đã nghiên cứu có thể nói hiện tại Việt Nam chưa nên đầu tư nhà máy sản xuất GTL.
Kiến nghị
Trên cơ sở các nội dung đã được nghiên cứu trong đồ án tôi có 1 số kiến nghị như sau:
- Tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn theo hướng sử dụng khí khu vực miền Trung có hàm lượng CO2 cao để có thể áp dụng sản xuất GTL khi các công nghệ sản xuất tiên tiến được hoàn thiện và thương mại hóa, giảm đầu tư và chi phí hoạt động.
- Hiện tại khí miền trung vẫn chưa có số liệu chính xác về thành phần cũng như trữ lượng. Vì vậy để có được những nghiên cứu sử dụng phù hợp khí này cần có được ngoài thành phần, trữ lượng còn phải xây dựng chiến lược khai thác sử dụng tổng thế.
- Vì khí ở miền Trung có thành phần CO2 cao nên cần nghiên cứu, tổng quan các công nghệ sử lý CO2 cao để có thể áp dụng cho chế biến, sử dụng sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đỗ Đình Luyện, Hoàng Xuân Quốc. Hà Nội, 22/06/2001. Công nghệ khí VN – Thực trạng và tiềm năng phát triền. Petrovietnam – Hội nghị phát triền công nghệ khí VN. TL số 133.
[2]. PVEP. 4/2002.
[3]. Tài liệu của Raytheon.
[4]. Chem System. 2001. Stranded Gas Utilization: Methane Refineries of Future. [5]. http://www.tuwien.ac.at - Vienna University of Technology.
[6]. Wisam Al-Shalchi Petroleum Expert. 2006. Gas to liqiud technology. [7]. Website: www.shell.com; www.Conocogassolution.com;