Tiến bộ khoa học kỹ thuật tác động đến thị trường ở nhiều mặt như:
• Khởi đầu cho những ngành CN mới như máy vi tính, dịch vụ mạng…
• Làm thay đổi căn bản hay xóa bỏ hoàn toàn các sản phẩm hiện hữu. Ví dụ như máy VCD sẽ làm tụi tàn dần các máy video.
• Kích thích sự phát triển những sản phẩm liên quan hoặc không liên quan đến kỹ thuật mới. Ví dụ sự phát triển công nghệ giúp tạo ra các sản phẩm mới, ngành nghề mới, sự phát triển máy vi tính dẫn đến sự phát triển các dịch vụ trên mạng, công nghệ phần mềm. Máy giặt, nồi cơm điện,…dẫn đến người nội trợ có nhiều thời gian cho các hoạt động khác.
Sự phát triển công nghệ làm chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn lại. Sự ra đời ngày càng nhiều và với tốc độ ngày càng cao của các sản phẩm mới ưu việt hơn thay
thế các sản phẫm hiện hữu trên thị trường làm cho chu kỳ sống của chúng bị rút ngắn lại.
Việc áp dụng công nghệ mới giúp các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới và làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Sự phát triển công nghệ phụ thuộc rất nhiều vào sự đầu tư công tác nghiên cứu và phát triển. Người ta thấy rằng giữa chi phí nghiên cứu, phát triển khả năng sinh lời có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các doanh nghiệp đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển cao thì khả năng kiếm lời cũng sẽ cao hơn.
Nhằm giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều dòng sản phẩm và tăng tính cạnh tranh vì vậy Unilever Việt nam luôn chú trọng áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bán hàng; sản xuất sản phẩm làm cho sữa rửa mặt Pond’s ngày càng đa dạng, giá thành lại không cao, thông tin sản phẩm ngày càng nhiều trên báo chí, truyền hình, internet…do vậy sữa rửa mặt Pond’s ngày càng gần gũi hơn với người tiêu dùng.
2.3.1.5.Môi trường văn hóa-xã hội
Tính bền vững của các giá trị văn hóa cốt lõi: Hầu hết các giá trị văn hóa được hình thành, tồn tại và được tôn thờ theo suốt chiều dài lịch sử của 1 dân tộc, hay một quốc gia và là nền tảng của niềm tin và giá trị trong cuộc sống của mỗi người. Do đó, nó thường rất bền vững và khó thay đổi. Trong mỗi quốc gia, mỗi dân tộc luôn luôn tồn tại những giá trị văn hóa khác biệt có từ xa xưa, được truyền từ đời này sang đời khác một cách tự nhiên. Vì vậy, để tiếp cận, thu phục một thị trường, các doanh nghiệp phải thấu hiểu được nền văn hóa riêng biệt của nơi đó, tránh những hành vi, những thông điệp thậm chí những sản phẩm dịch vụ không tương thích với các giá trị văn hóa ở đó. Ngoài ra tính đặc thù của các nền văn hóa khác biệt đôi khi còn giúp sản phẩm của DN xâm nhập tốt hơn vào thị trường đó.
Các nhóm văn hóa nhỏ: Trong mỗi xã hội luôn tồn tại những nhóm văn hóa nhỏ, đó là những nhóm người cùng chia sẽ với nhau những cảm nhận giá trị. Các nhóm tôn giáo, chủng tộc, giới thanh niên, phụ nữ,…tất cả đại diện cho những nhóm có những niềm tin, nhận thức, sự ưa ghét và hành vi khác biệt. Họ hình thành ra những nhóm tiêu dùng có nhu cầu, mong muốn rất khác biệt, do đó những nhà làm Marketing của các doanh nghiệp phải nhận ra và lựa chọn nhóm nào sẽ là thị trường mục tiêu cho DN của mình.
Sự biến đổi trong các giá trị văn hóa thứ cấp: Các giá trị cốt lõi thường có tính bền vững nhưng vẫn có những biến đổi văn hóa xảy ra. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tiên đoán được những biến đổi này nhằm nhận dạng các cơ hội và thử thách mới.
Văn hóa ảnh hưởng sâu sắc tới việc lựa chọn sản phẩm như tính tiện dụng sản phẩm, tính năng sản phẩm họ cần, mẫu mã… để đáp ứng được điều đó Unilever đã cho ra nhiều dòng sản phẩm sữa rửa mặt Pond’s đáp ứng tối đa những sở thích đa dạng.
- Sản phẩm sữa rửa mặt Pond’s đã có những bước thành công trong việc mở cho mình một lối đi riêng trên thị trường Việt Nam, thành công trong việc nâng cao giá trị thương hiệu của một sản phẩm thuộc hàng tiêu dùng thiết yếu, họ đã biết đánh vào tình hình xã hôi, nền văn hóa đa dạng của Việt Nam. Sau này rất có thể những đối thủ cạnh tranh sẽ theo bước chân định vị của họ, xong sữa rửa mặt Pond’s có lợi thế là người tiên phong trên thị trường, mà cái gì đầu tiên thường để lại ấn tượng lâu phai trong tâm trí khách hàng.