Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu do an Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sử dụng sữa rửa mặt Pond’s (Trang 35 - 37)

Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố tác động đến khả năng chi tiêu của khách hàng và tạo ra những mẫu tiêu dùng khác biệt. Việc hiểu thị trường không chỉ biết rõ về yếu tố mong muốn của con người mà còn phải nắm được khả năng chi tiêu của họ.

Khả năng chi tiêu của khách hàng ngoài việc phụ thuộc vào nhu cầu và giá cả, còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế, mức thu nhập của người dân, nhu cầu tiết kiệm và các điều kiện tài chính - tín dụng khác như lạm phát, suy thoái kinh tế…

Năm 2013, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 7-7,5% so với năm 2012; GDP theo giá thực tế khoảng 2255,2 - 2275,2 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 112,8 - 113,8 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng 1.290 - 1.300 USD. Số liệu trên cho thấy thu nhập dân chúng tăng lên, thời gian hạn hẹp do đó cần sản phẩm tiện dụng giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, nhưng hiệu quả cao đây là thách thức cho công ty, nó đặt ra cho công ty một vấn đề là làm sao có những sản phẩm vừa có tính năng vượt trội mà lại có thể tiết kiệm thời gian,mang lại vẻ đẹp cho khách hàng mà không phải sử dụng các nhãn hiệu khác. Vì vậy, sửa rửa mặt Pond”s cần có những nghiên cứu để đa dạng hơn sản phẩm giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng

Xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình trong dân chúng ngoài việc sẽ tạo ra một sức mua cao hơn trên thị trường còn dẫn đến những nhu cầu, mong muốn khác biệt hơn từ phía người tiêu dùng. Họ có thể đòi hỏi nhiều hơn hay sẵn sàng bỏ ra một số tiền cao hơn cho các yếu tố chất lượng, sự đa dạng, tính tiên dụng, tính thẩm mỹ

hay giá trị tinh thần mà sản phẩm hay dịch vụ có khả năng mang lại. Đó là một cơ hội lớn để công ty Unilever phát triển sản phẩm của mình đồng thời đặt ra cho công ty không ít khó khăn, công ty phải có những sản phẩm thực sự khác biệt, có những tính năng nổi trội hơn so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Là một doanh nghiệp uy tín trên thị trường sữa rửa mặt Pond’s cần phải có những sản phẩm tốt hơn nữa để phục vụ ngày càng cao nhu cầu của chị em phụ nữ và khẳng định vị trí của thương hiệu Pond’s của mình trong khách hàng.

Đối với lãi suất, lãi suất huy động VNĐ và trong xu hướng giảm nhưng tốc độ đã chậm lại so với năm 2012 và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Đến cuối năm 2013, lãi suất huy động cưa tổ chức tín dụng phổ biến ở mức 1-1.2% đối với tiền gửi không kì hạn và có kì hạn dưới một tháng, 5.5-7%/năm kì hạn từ một tháng đến dưới 6 tháng, 6.5-7.5%/năm kì hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng, 8-9%/năm kì hạn 12 tháng trở lên. Khi lãi suất tăng, việc vay mượn tiền sẽ trở nên khó khăn và đắt đỏ, vì vậy mà nhu cầu tiêu dùng và đầu tư sẽ bị sụt giảm. Mọi người sẽ giảm nhu cầu vay mượn, thay vào đó là tiết kiệm, những ai mà đã có những khoản vay mượn sẽ bị ảnh hưởng đến thu nhập vì họ phải trả thêm tiền lãi cho những khoản đã vay đó. Các công ty, doanh nghiệp cũng sẽ không dám mạnh tay đầu tư vì chi phí phải trả cho lãi suất là rất lớn, gây rủi ro đến doanh số và lợi nhuận của họ. Bên cạnh đó, lãi suất cho các món hàng thế chấp vì thế cũng tăng lên theo. Nhìn một cách tổng thể hơn, tăng lãi suất đồng nghĩa với việc chi phí phải trả lãi các món nợ của quốc gia đó sẽ tăng lên, điều này có thể dẫn đến việc tăng thuế của quốc gia đó trong tương lai. Vì vậy, việc tăng lãi suất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bởi vì niềm tin tiêu dùng và đầu tư bị suy giảm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mức độ tiêu dùng của khách hàng giảm.

Tỉ lệ lạm phát năm 2013 là 6.2% đến 6.3% tăng thấp nhất trong 10 trở lại đây góp phần đảm bảo nền kinh tế ổn định. So với tháng 12/2012 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng 6.04% thấp nhất trong vòng 10 năm qua đạt mục tiêu đề ra là 8% thấp hơn mức tăng giá cuối năm 2012 là 6.81%. GDP có sự gia tăng qua các quý dù tốc độ tăng GDP cả nước năm 2013 là 5.42% thấp hơn kế hoạch đề ra là 5.5% nhưng cao hơn năm 2012 là 5.25%, đối với các hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng nhiều khi khó nhận thấy nhưng vô cùng nguy hiểm. Lạm phát giảm lợi nhuận thu được trên thực tế trong khi các nhà quản lý cứ ngỡ rằng công ty mình đang phát triển. Lạm

phát cũng khiến mức đầu tư giảm và ảnh hưởng đến phân bổ tài nguyên. Giá trị thị trường suy giảm, cổ phần hầu như không sinh lãi trong thời kì lạm phát. Đồng thời, cũng giống như bất kì mối đe dọa kinh tế nào khác, lạm phát chính là “lửa thử vàng” dành cho các doanh nghiệp. Những công ty muốn vượt qua các ảnh hưởng tiêu cực của lạm pháp có thể lợi dụng giai đoạn này để đánh bại các đối thủ yếu hơn và nâng lợi thế cạnh tranh của mình.

Trên đây là một số cơ hội cũng như thách thức đối với công ty trong giai đoạn hiện nay. Đòi hỏi công ty phải có những chính sách phù hợp, để các yếu tố trên không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty cũng như sản phẩm. Biến những thách thức đó thành những cơ hội.

- Cơ sở hạ tầng phát triển tạo điều kiện cho sản phẩm sữa rữa mặt Pond’s đến được mọi ngõ ngách của thị trường, tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng hơn

Một phần của tài liệu do an Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sử dụng sữa rửa mặt Pond’s (Trang 35 - 37)