Quan điểm

Một phần của tài liệu Tác động của cam kết thuế quan về hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 66 - 68)

- Chủ động, tích cực thực hiện đầy đủ tất cả các cam kết cắt giảm thuế quan nói riêng và các cam kết thương mại, dịch vụ nói chung

Quan điểm bao trùm xuyên suốt là phải thực hiện đúng lộ trình, đầy đủ tất cả các cam kết về thuế quan. Việc này sẽ chứng tỏ tính nghiêm túc của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế, qua đó củng cố thêm lòng tin của các nhà tài trợ, các đối tác về một chính phủ quyết tâm cải cách và hội nhập, về

môi trƣờng chính sách ngày càng cải thiện và thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng nhƣ tính ổn định và tiên lƣợng đƣợc của chính sách. Bên cạnh các cam kết WTO, Việt Nam cần chủ động và tích cực tham gia các cam kết song phƣơng, khu vực (AFTA, APEC, ACFTA, AKFTA...). Nếu cam kết cho phép Việt Nam có độ linh hoạt, điều chỉnh thì cần cân nhắc lựa chọn phƣơng án, lộ trình tối ƣu trên phƣơng diện lợi ích toàn quốc gia, rồi mới đến lợi ích liên ngành, và sau đó là ngành. Cần thận trọng, khôn khéo trong việc thực hiện cam kết về mở cửa thị trƣờng để có đƣợc một giai đoạn chuẩn bị cần thiết cho nền kinh tế nhằm tránh các cú sốc đột ngột.

Cần tận dụng các chính sách đối xử đặc biệt và ƣu đãi hơn cho các nƣớc đang phát triển, cũng nhƣ khai thác hết các chính sách hỗ trợ cho phép mà Việt Nam chƣa sử dụng hết trong phạm vi các nguồn lực quốc gia cho phép.

- Có chính sách, giải pháp cải cách và điều chỉnh thích hợp để tận dụng tối đa tất cả các cơ hội mở ra trong việc thực hiện cam kết WTO nói riêng cũng như trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) nói chung, vượt qua thách thức, đồng thời giảm thiểu các tác động không mong muốn

HNKTQT và tự do hóa thƣơng mại đầu tƣ là việc mà nhiều nƣớc trên thế giới đã làm. Nhƣng không phải tất cả các quốc gia đều thu đƣợc lợi ích cao từ hội nhập. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy Trung Quốc và các nƣớc Đông Á và Đông Nam Á là minh chứng rõ nét cho sự thành công trong hội nhập quốc tế, tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và thúc đẩy thƣơng mại. Trong khi đó, một số nƣớc châu Phi và châu Mỹ La-tinh lại có nhiều trở ngại và chƣa đạt đƣợc những kết quả rõ ràng.

Với mong muốn tiến nhanh và vững chắc trên con đƣờng HNKTQT và đạt đƣợc mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo

hƣớng hiện đại, chúng ta cần phải đặt mục tiêu cao hơn; không chỉ đơn thuần thực hiện cam kết hội nhập, mà phải biết tận dụng hội nhập để đẩy nhanh quá trình phát triển của đất nƣớc. Do vậy cần tranh thủ tận dụng tối đa tất cả các cơ hội mở ra trong tiến trình HNKTQT. Quán triệt quan điểm này, trƣớc hết cần phải có đủ năng lực về nguồn nhân lực và thể chế hữu hiệu để nắm bắt tất cả các cơ hội. Đây là một thách thức không nhỏ.

HNKTQT không chỉ mang lại các cơ hội, lợi ích to lớn chung cho cả nền kinh tế mà còn gắn với một số rủi ro và tác động tiêu cực đối với một số ngành sản xuất, một số vùng, một số nhóm dân cƣ và môi trƣờng thiên nhiên. Quán triệt quan điểm phát triển bền vững kết hợp với đảm bảo công bằng xã hội, Nhà nƣớc cần có hỗ trợ cần thiết để giảm thiểu các tác động không mong muốn đối với các nhóm này.

Các chính sách, giải pháp dƣới đây có thể chia thành hai nhóm chính: nhóm pháp vĩ mô và nhóm giải pháp vi mô.

Một phần của tài liệu Tác động của cam kết thuế quan về hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)