Đối với nƣớc ta, hội nhập quốc tế tạo điều kiện để phát triển và hoàn thiện hệ thống tài chính công, ngân hàng và các dịch vụ tài chính cũng nhƣ xác định hệ thống thể chế, chính sách tài chính - tiền tệ thống nhất. Tuy nhiên, thách thức lớn đối với Việt Nam là duy trì sự ổn định của hệ thống và tìm những giải pháp đối phó với những rủi ro có thể xảy ra để đảm bảo môi trƣờng kinh tế vĩ mô thuận lợi cho các hoạt động kinh tế. Trong bối cảnh tự do hoá thƣơng mại, đầu tƣ và các luồng luân chuyển vốn, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô về tài chính - tiền tệ nhƣ thu, chi ngân sách, nợ nhà nƣớc, lãi suất, tỷ giá, lạm phát rất dễ chịu ảnh hƣởng, biến động và có ảnh hƣởng qua lại rất chặt chẽ trƣớc biến động của thị trƣờng trong nƣớc hoặc quốc tế. Rủi ro về ngân sách nhà nƣớc, nợ chính phủ cùng với rủi ro về tỷ giá hối đoái luôn là vấn đề hết sức quan trọng mà các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam thƣờng xuyên phải đối mặt và tìm biện pháp giải quyết một cách phù hợp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Cán cân thanh toán: Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam đang thặng dƣ. Tuy nhiên, xét trên từng cấu thành cán cân tổng thể bao gồm tài khoản vãng lai và tải khoản vốn lại có sự ngƣợc chiều.[9]
Tài khoản vãng lai (thƣơng mại, kiều hối...) thâm hụt nhẹ do xuất khẩu các mặt hàng ngoài dầu có mức tăng trƣởng liên tục nhƣng có vấn đề trong xuất khẩu hải sản vì bị ảnh hƣởng bởi mối quan ngại về việc nhiễm
bệnh; nguồn thu từ xuất khẩu dầu lửa giảm 10%; nhập khẩu tăng rất nhanh với mức tăng mạnh về nhập khẩu hàng hoá trong nửa đầu 2007. Song lƣợng kiều hối chuyển về và các khoản thu từ du lịch vẫn lớn nên thâm hụt tài khoản vãng lai dự kiến trong năm 2007 không lớn khoảng 4,7%.
Trong khi đó, cán cân tài khoản vốn lại thặng dƣ do dòng FDI vào Việt Nam tăng mạnh, dòng vốn ODA vẫn tăng và danh mục đầu tƣ tăng đột ngột. Chính vì thặng dƣ ở tài khoản vốn lớn hơn nhiều so với thâm hụt ở tài khoản vãng lai nên cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam vẫn thặng dƣ. Tuy nhiên, do thặng dƣ cán cân thanh toán tổng thể này nên Chính phủ Việt Nam đã tăng tích luỹ và dự trữ ngoại tệ chính thức. Từ tháng 1 đến tháng 7/2007, Ngân hàng Nhà nƣớc đã tích luỹ thêm dự trữ ngoại tệ 7 tỉ USD.
- Chỉ số lạm phát: Năm 2007 và nửa đầu năm 2008 đánh dấu sự gia tăng về tốc độ lạm phát của Việt Nam. 6 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng trƣởng đã đạt 18,66% - mức tăng cao nhất trong mấy năm trở lại đây.
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao của Việt Nam, cần căn cứ vào rổ hàng hoá tính CPI trong đó thực phẩm là nhân tố chính đóng góp vào mức tăng CPI, chiếm 42,8% trong rổ tính CPI. Đáng chú ý, mức tăng giá lƣơng thực, thực phẩm của Việt Nam không ổn định và cao hơn các nƣớc khác. Giá các mặt hàng ngoài thực phẩm: cƣớc vận chuyển và viễn thông đã giảm trong khi giá nhà ở và vật liệu xây dựng lại tăng lên.
Theo ADB, có 3 nhân tố cơ sở để lý giải cho tình trạng lạm phát gia tăng ở Việt Nam. Thứ nhất là hiệu ứng từ phía cầu. Tiêu dùng tăng mạnh do chuyển tiền kiều hối tăng, tăng lƣơng, đặc biệt là cho lao động có tay nghề. Theo nghiên cứu của Tổ chức xúc tiến thƣơng mại Nhật Bản (JETRO), mức tăng lƣơng của lao động có tay nghề ở Việt Nam là 40% trong khi khu vực là 17%. Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 23% nửa đầu 2007. Xây dựng cũng tăng do tăng đầu tƣ vào nhà ở.
Nhân tố thứ hai là hiệu ứng từ phía cung do cú sốc về cung khi cúm gia cầm và các bệnh của lợn làm giá thực phẩm tăng lên. Giá các nguyên nhiên liệu đầu vào nhƣ điện, than, nhiên liệu của Việt Nam đều tăng lần lƣợt là 7%, 29% và 7,8% cũng khiến cho giá của các mặt hàng noi chung tăng.
Tuy nhiên, mức tăng này là một lần, không phải liên tục. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào thế giới nên giá cả của Việt Nam cũng bị ảnh hƣởng của thị trƣờng thế giới, nhất là khi nền sản xuất của Việt Nam nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu đầu vào.
Nhân tố thứ ba là hiệu ứng tiền tệ. Tổng phƣơng tiện thanh toán của Việt Nam tăng lên do FDI, chuyển tiền kiều hối và đầu tƣ gián tiếp tăng. Lạm phát cũng tăng cao còn do kém hiệu quả trong hệ thống phân phối.[10]
Mặc dù lạm phát của Việt Nam vẫn ở mức cao nhƣng Chính phủ đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ và giảm thuế. Theo đó, Ngân hàng Nhà nƣớc đã tăng phát hành trái phiếu để hạn chế mức tăng quá mức tổng phƣơng tiện thanh toán; tăng dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10% đối với tiền gửi ngắn hạn; giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu; các ngân hàng thƣơng mại đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay; Nhà nƣớc chủ trƣơng cắt giảm chi tiêu công, giãn tiến độ các công trình đầu tƣ xây dựng không phải là trọng điểm. Tất cả các biện pháp trên đã góp phần kiềm chế lạm phát, tháng 9 chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,18%.