1. Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu năm 2007 và 9 tháng đầu năm 2008
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá trong năm 2007 đạt 111,2 tỷ USD, tăng 31,3% so với năm 2006, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 48,5 tỷ USD, tăng 21,9%; nhập khẩu đạt 62,7 tỷ USD, tăng xấp xỉ 40%, cao gấp gần 2 lần tốc độ tăng xuất khẩu. Tốc độ tăng nhanh của nhập khẩu so với xuất khẩu đã làm cho nhập siêu năm 2007 tăng lên mức cao nhất so với các năm trƣớc đó (hơn 14 tỷ USD), gấp 2,8 lần của nhập siêu năm 2006 và hơn 12 lần năm 2001.[10]
Trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nƣớc là 62,7 tỷ USD có 15 nhóm mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD, riêng nhóm máy móc, thiết bị nhập khẩu trên 10 tỷ USD. Các nhóm hàng có tỷ trọng nhập khẩu lớn chủ yếu là tƣ liệu sản xuất. Nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng này tăng mạnh xuất phát từ sự tăng trƣởng của nền kinh tế. Ví dụ, nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may và da giày, tăng 24,9% so với năm 2006.
Tình hình nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2008 tiếp tục có chiều hƣớng tƣơng tự nhƣ các tháng cuối năm 2007.
Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng ƣớc đạt 64,4 tỷ USD, tăng 48,3% so với cùng kỳ năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,6 tỷ USD, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm 2007. Nhập siêu 9 tháng là 15,8 tỷ USD, bằng 32,6% so với kim ngạch xuất khẩu. Về cơ cấu hàng nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2008, những mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu vẫn là tƣ liệu sản xuất cần thiết nhập khẩu cho nhu cầu sản xuất trong nƣớc, cụ thể nhƣ sau:
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu 10,502 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2007.
- Xăng dầu nhập khẩu 9,754 tỷ USD, tăng 82,9% so với cùng kỳ năm 2007(về lƣợng chỉ tăng khoảng 10,2%).
- Sắt, thép đạt 4,205 tỷ USD, tăng 96,2% so với cùng kỳ năm 2007(về lƣợng chỉ tăng khoảng 31%);
- Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,647 tỷ USD, tăng 31 % so với cùng kỳ năm trƣớc.
- Chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu 2,327 triệu USD, tăng 35,5 % so với cùng kỳ năm trƣớc.
- Phân bón nhập khẩu 1,289 triệu USD, tăng 100,9% so với cùng kỳ năm trƣớc (về lƣợng chỉ tăng khoảng 0,4%).
- Ô tô nguyên chiếc và linh kiện ô tô: trong đó ô tô nguyên chiếc nhập khẩu 45.858 ngàn chiếc, trị giá 896 triệu USD, tăng 171,4 % so với cùng kỳ năm trƣớc; kim ngạch nhập khẩu linh kiện ô tô là 1,196 triệu USD, tăng 111,2% so với cùng kỳ năm trƣớc.
Với thực tế nói trên, có thể thấy nhập siêu trong năm 2007 và ƣớc 9 tháng đầu năm 2008 tăng mạnh so với trƣớc chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Một là, nhu cầu sử dụng nguyên nhiên, vật liệu, vật tƣ linh kiện phục vụ cho sản xuất tăng mạnh. Những nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh trong năm 2007 chủ yếu là nhóm hàng thiết bị máy móc, tƣ liệu sản xuất. Nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng này tăng mạnh chủ yếu xuất phát từ sự tăng trƣởng của nền kinh tế, nhất là nhu cầu sử dụng các loại hàng hoá, tƣ liệu sản xuất mà trong nƣớc không sản suất đƣợc.
Hai là, trong thời gian qua giá cả của nhiều mặt hàng trên thị trƣờng thế giới liên tục tăng cao kéo theo sự gia tăng về kim ngạch nhập khẩu. Ví
dụ, lƣợng phôi thép nhập khẩu trong năm 2007 chỉ tăng 10,8% so với năm 2006, song kim ngạch lại tăng 47% (Giá phôi thép bình quân năm 2007 tăng 32,7% so với năm 2006), Xăng dầu nhập vào Việt Nam năm 2007 tăng 14,6% về lƣợng nhƣng kim ngạch nhập khẩu tăng 26,7% ; Urê nhập khẩu năm 2007 chỉ tăng 1,7% về lƣợng nhƣng kim ngạch nhập khẩu tăng 13,8% so với năm 2006.
Ba là, trƣớc sức ép của lạm phát, trong năm 2007 nhiều nhóm hàng tiếp tục đƣợc điều chỉnh giảm thuế để thực hiện bình ổn giá nhƣ một số sản phẩm điện lạnh, thực phẩm, sữa và sản phẩm từ sữa, thức ăn chăn nuôi. Những điều chỉnh cắt giảm thuế này đã kéo theo sự gia tăng đáng kể về kim ngạch nhập khẩu, nhất là đối với mặt hàng ô tô (hiện nay thuế suất thuế ô tô đã đƣợc điều chỉnh tăng trở lại với mức 83%).
Ngoài ra nhƣ đã trình bày ở trên, năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế theo lộ trình cam kết với WTO. Việc cắt giảm thuế tuy có dẫn đến sự gia tăng về kim ngạch nhập khẩu, song không lớn vì những mặt hàng thuộc diện cắt giảm thời gian qua chủ yếu là những mặt hàng trong nƣớc sản xuất đƣợc và mức thuế suất trƣớc và sau khi cắt giảm vẫn tƣơng đối cao.
2. Tác động của cắt giảm thuế theo cam kết WTO đến kim ngạch nhập khẩu
Qua số liệu thông kê về nhập khẩu năm 2007 và 9 tháng đầu năm 2008 cho thấy việc giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong WTO tuy có dẫn đến tăng kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng thuộc diện giảm thuế, song mức tăng không nhiều và không phải là nguyên nhân chủ yếu làm tăng nhập siêu của năm 2007 và trong những tháng đầu năm 2008. Cụ thể là :
- Về tỷ trọng, tổng kim ngạch nhập khẩu của hơn 1800 dòng thuế đã đƣợc cắt giảm thuế để thực hiện cam kết trong WTO cho năm 2007 chỉ vào
khoảng 6,469 tỷ USD, chiếm khoảng 10,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nƣớc. Đối với 3 tháng đầu năm 2008, thì kim ngạch của những mặt hàng có mức thuế suất cắt giảm so với mức thuế suất năm 2007 để thực hiện các cam kết trong WTO chỉ chiếm khoảng 9,07% tổng kim ngạch nhập khẩu của quý 1 năm 2008.
- Về tốc độ tăng, so với năm 2006, tổng kim ngạch của những mặt hàng đã đƣợc cắt giảm thuế từ 1/1/2007 (sau khi đã loại trừ 20% kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN đủ điều kiện đƣợc hƣởng thuế suất ƣu đãi đặc biệt vì có C/O form D) chỉ tăng thêm khoảng 1,12 tỷ USD, tăng khoảng 21,7%. So với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nƣớc năm 2007 là 39,6% thì mức tăng này còn thấp hơn mức tăng chung.
- Về cơ cấu, trong các nhóm hàng thuộc diện cắt giảm thuế trong năm 2007 thì nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may có mức tăng cao nhất với kim ngạch năm 2007 tăng khoảng 791 triệu so với năm 2006. Thực tế đây là nhóm hàng có mức cam kết cắt giảm nhiều nhất. Đối với sản phẩm dệt may, Việt Nam đã cam kết ràng buộc ngay tại thời điểm gia nhập với tất cả các dòng thuế thuộc nhóm này. Sự gia tăng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dệt may không phải hoàn toàn là do yếu tố giảm thuế. Một yếu tố khác làm tăng kim ngạch của nhóm hàng này là do sự tăng trƣởng nhanh về kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may trong năm 2007 (tăng gần 25%, trong khi đó năm 2006 xuất khẩu sản phẩm dệt may chỉ tăng khoảng 19%). Do nguyên liệu nghành dệt may nhập khẩu chủ yếu đƣợc dùng để sản xuất hàng xuất khẩu, nên thuế cao hay thấp không tác động nhiều đến gia tăng nhập siêu.
Xe cộ và phƣơng tiện vận tải là nhóm hàng hoá thuộc diện cắt giảm thuế có mức tăng về kim ngạch đứng thứ hai, tăng khoảng 103 triệu so với năm 2006. Tuy nhiên, phần lớn sự gia tăng này là do việc Nhà nƣớc tiếp tục
thực hiện điều chỉnh giảm thuế vào tháng 8 và tháng 10 năm 2007 đối với xe chở ngƣời nguyên chiếc nguyên chiếc (thấp hơn so với mức cho phép trong WTO) để thực hiện các giải pháp bình ổn thị trƣờng, chứ không phải là do tác động của việc giảm thuế theo lộ trình cam kết (thuế ô tô đã tăng trở lại).
Từ phân tích trên có thể kết luận là việc giảm thuế theo lộ trình cam kết trong WTO tuy có làm gia tăng kim ngạch, song mức tăng không lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do:
Thứ nhất, những mặt hàng thuộc diện cắt giảm trong thời gian qua chủ yếu là những mặt hàng có mức thuế suất áp dụng tại thời điểm trƣớc khi cắt giảm tƣơng đối cao (trên 20%). Ngoài ra những mặt hàng thuộc diện cắt giảm thuế trong thời gian vừa qua là sản phẩm thực phẩm, nông sản, rau quả, các sản phẩm thực phẩm chế biến, đồ uống. Đây là những mặt hàng trong nƣớc sản xuất đƣợc, thị trƣờng nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và ASEAN, mức thuế suất đã đƣợc giảm xuống 5% từ các năm trƣớc. Ví dụ, trong khoảng 1700 dòng thuế có mức thuế suất giảm năm 2008 thì có 510 dòng thuế là các sản phẩm thuộc nhóm này. Mức cắt giảm cũng phần lớn là là từ 1% đến 3% (khoảng 1120 dòng có mức giảm từ 1% cho đến 3%, trong đó 847 dòng thuế có mức giảm từ 1% đến 2%). Trong 580 dòng thuế có mức cắt giảm từ 4% thì có khoảng 40% số dòng thuế có mức thuế suất áp dụng trƣớc thời điểm cắt giảm là từ 30% trở lên.[11]
Thứ hai, về cơ cấu thị trƣờng nhập khẩu thì những mặt hàng cắt giảm thuế để thực hiện cam kết trong WTO nhƣ sản phẩm điện tử, điện lạnh, chủ yếu đƣợc nhập từ một số nƣớc trong ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc... Đây là những quốc gia mà Việt nam đã ký kết các hiệp định cắt giảm thuế trong khuôn khổ các khu mậu dịch tự do (FTA). Mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia này hiện đang ở mức thấp hơn hoặc bằng mức thuế suất MFN và trong tƣơng lai sẽ tiếp tục đƣợc giảm
xuống (hiện nay nhập khẩu từ ASEAN chỉ chịu mức thuế suất 5%). Theo đó, việc giảm thuế nhập khẩu ƣu đãi đối với những mặt hàng này trong WTO sẽ không tác động nhiều đến việc tăng kim ngạch nhập khẩu.
Thực tế này cũng đã cho thấy, nếu ta không chủ động có các giải pháp điều chỉnh kịp thời thì theo dự đoán trong tƣơng lai khi thực hiện lộ trình cắt giảm thuế trong khuôn khổ các FTA nói trên, kim ngạch nhập khẩu từ quốc gia có ký kết FTA với Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh. Việc thực hiện các cam kết đã ký kết, đang đàm phán và sẽ đàm phán mới chính là vấn đề đáng lo đối với nhập siêu của Việt Nam trong tƣơng lai chứ không phải là cắt giảm trong WTO. Năm 2007, 2008 mức cắt giảm trong FTA với Trung Quốc, Hàn Quốc mới chỉ bắt đầu, với Ấn Độ mới đang đàm phán nhƣng nhập siêu từ các nƣớc này đã tăng mạnh (năm 2007: nhập siêu từ Trung Quốc là 9,1 tỷ USD; từ Hàn Quốc là 4 tỷ USD ; Ấn Độ 1,2 tỷ USD; Quý I năm 2008 : nhập siêu từ Trung Quốc là 3,3 tỷ USD, Hàn Quốc là 1,44 tỷ USD, Ấn Độ là 673 triệu USD). Trong những năm tới khi phải thực hiện một cách sâu rộng các FTA đã và đang đàm phán thì tốc độ nhập siêu có thể tăng nhanh chóng nếu không có các biện pháp khác ngoài thuế. Đây là vấn đề mà Việt nam cần phải đặc biệt chú ý khi lựa chọn đối tác đàm phán FTA mới.
Thứ ba, những mặt hàng nguyên liệu, máy móc, linh kiện phụ tùng có kim ngạch nhập khẩu lớn trong các năm nhƣ đã phân tích ở trên vẫn là những mặt hàng không phải thực hiện cắt giảm thuế vì mức thuế thực tế áp dụng đã ở mức thấp trong một thời gian dài và thấp hơn cả mức cam kết trần trong WTO.