Theo tính toán của Bộ Tài chính, trong vòng 5 năm sau khi vào WTO, do phải cắt giảm 3.800 dòng thuế nhập khẩu nên nguồn thu ngân sách từ nhập khẩu sẽ giảm 300 triệu USD. Tức trung bình mỗi năm giảm khoảng 1.000 tỷ đồng. Điều này cũng có nghĩa là ngƣời tiêu dùng đƣợc hƣởng lợi từ những hàng hóa nhập khẩu do đƣợc giảm thuế nhập khẩu rẻ đi tƣơng ứng ít nhất là tƣơng đƣơng con số nêu trên. Bởi vì giá hàng hóa nhập khẩu (với số lƣợng ƣớc tính bình quân) giảm trực tiếp tƣơng đƣơng với lƣợng thuế nhập khẩu cắt
giảm; còn nếu số lƣợng hàng hóa nhập khẩu thực tế lớn hơn ƣớc tính, cộng với giá hàng cùng loại trong nƣớc giảm do cạnh tranh, thì ngƣời tiêu dùng đƣợc hƣởng lợi lớn hơn con số nêu trên.
Theo toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO, thì sẽ cắt giảm khoảng 3.800 số dòng thuế nhập khẩu (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế hiện hành). Việt Nam cam kết, trong thời gian từ 5-7 năm, thuế suất cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành của biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Nhƣ vậy, một số mặt hàng đang có thuế suất cao (từ trên 20%- 30%) phải cắt giảm thuế ngay khi gia nhập WTO. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, máy móc thiết bị điện - điện tử...
- Hàng điện tử, điện lạnh: Với 3 nhóm hàng mà ngƣời tiêu dùng đang quan tâm là ti vi, điều hòa, máy giặt, sẽ phải giảm thuế suất thuế nhập khẩu từ 50% và 40% hiện hành xuống 40% và 38% ngay khi vào WTO và xuống còn 25% sau 3-5 năm. Ngoài ra, ngƣời tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ hƣởng lợi khi các sản phẩm công nghệ thông tin sẽ phải giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0% trong vòng 3-5 năm kể từ khi gia nhập WTO (có khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0%). Nhƣ vậy, các sản phẩm nhƣ: máy vi tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máy ảnh kỹ thuật số… sẽ rẻ hơn rất nhiều so với hiện nay vì đều có thuế suất 0% sau 3-5 năm nữa. Hiện giá trị nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 10 tháng năm 2006 là gần 1,7 tỷ USD (trong đó nhập khẩu từ Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông chiếm hơn 70%).[9]
- Rƣợu, bia: Hai mặt hàng nhạy cảm là rƣợu và bia, WTO cho Việt Nam thời gian 3 năm để điều chỉnh lại thuế tiêu thụ đặc biệt xuống tƣơng xứng với mức chung của WTO (chúng ta đã bắt đầu thực hiện lộ trình kể từ 1/12006 theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi). Thuế suất thuế nhập khẩu
bia cũng sẽ phải giảm từ mức 80% hiện hành xuống 65% ngay khi gia nhập WTO, và xuống còn 35% trong vòng 5 năm; thuế suất thuế nhập khẩu rƣợu từ mức 65% hiện hành xuống còn 45-50% trong 5-6 năm. Có nghĩa là bia, rƣợu nhập khẩu sẽ rẻ đi rất đáng kể.[8]