2.3.1. Tác động tích cực
Các tác động tích cực quan trọng nhất đến nền kinh tế bao gồm:
- Tăng trƣởng kinh tế cao, trong đó động lực chính là đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút vốn đầu tƣ cả trong và ngoài nƣớc. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác nhƣ tạo việc làm, đầu tƣ, ngoại thƣơng, chỉ số giá tiêu dùng đƣợc cải thiện hơn. Cải thiện tổng thu ngân sách trong dài hạn.
- Hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong từng ngành nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung đƣợc cải thiện, nhất là trong các ngành xuất khẩu chủ lực. Thúc đẩy cạnh tranh và kỷ luật thị trƣờng trong nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm.
- Mức độ HNKTQT càng cao thì lợi ích từ hội nhập thu đƣợc càng lớn. Việc kết hợp giữa việc thực hiện các cam kết hội nhập với đẩy nhanh cải cách trong nƣớc sẽ mang lại lợi ích còn to lớn hơn. Tuy nhiên, tự do hóa thƣơng mại đơn phƣơng cũng mang lại lợi ích đáng kể do phần lớn lợi ích có đƣợc là do cải cách trong nƣớc, thay đổi thể chế kinh tế, hoàn thiện từng bƣớc khung pháp lý, xóa bỏ dần các méo mó trong chính sách, nâng cao tính minh bạch của chính sách, cải thiện môi trƣờng kinh doanh.
- Thúc đẩy sự phát triển của tất cả các loại thị trƣờng . Hình thành khung khổ pháp luật và chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế và theo định thị trƣờng.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành xuất khẩu chủ lực, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, các ngành cung cấp các nguyên liệu vật tƣ cho sản xuất; suy giảm tỷ trọng các ngành cạnh tranh kém (dệt, xe máy và phụ tùng, nhựa, chế biến rau quả).
- Tác động tích cực đến việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động, cải thiện tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc của lao động ở khu vực nông thôn, giảm thất nghiệp thành thị, tăng thu nhập của ngƣời dân, xóa đói giảm nghèo.
- Các tác động lan tỏa về chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới, nâng cao năng lực quản lý, điều hành và trình độ CMKT cho nguồn nhân lực trong nƣớc, làm quen dần và áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế; tiếp cận các nguồn vốn và thị trƣờng bên ngoài dễ dàng hơn.
2.3.2. Tác động tiêu cực
Các tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam có thể là:
- Rủi ro về bất ổn kinh tế vĩ mô và tài chính, dễ bị tổn thƣơng hơn do những cú sốc từ bên ngoài.
- Cán cân thƣơng mại biến động mạnh mẽ theo chu kỳ kinh tế khu vực, thế giới và có thể bị ảnh hƣởng xấu trong thời gian mới bắt đầu tự do hóa thƣơng mại. Nguy cơ mất cân đối ngày càng trầm trọng về cán cân thanh toán song phƣơng với các bạn hàng lớn.
- Cắt giảm thuế xuất nhập khẩu có ảnh hƣởng nhất định đến thu ngân sách, nhƣng ở mức độ không nhiều.
- Áp lực cạnh tranh gay gắt trong khi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc còn yếu kém do các yếu tố trong nội tại doanh nghiệp cũng nhƣ do các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ tiếp tục gặp nhiều vấn đề về tiếp cận thông tin liên quan đến tiếp cận thị trƣờng, đối xử quốc gia, quy chế, phƣơng thức và xử lý các tình huống nảy sinh liên quan đến hoạt động xuất khẩu.
- Một số ngành với khả năng cạnh tranh kém (dệt, xe máy và phụ tùng, nhựa, chế biến rau quả) sẽ có nhiều khả năng bị ảnh hƣởng không có lợi (thu hẹp, đóng cửa, phá sản doanh nghiệp, thất nghiệp).[3]
- Việt Nam sẽ phải hứng chịu nhiều thiệt hại khi gặp phải các tranh chấp thƣơng mại liên quan đến các biện pháp đối kháng và chống bán phá giá do quy chế kinh tế phi thị trƣờng.
- Mất cân đối ngày càng tăng giữa cung và cầu lao động theo trình độ CMKT và theo vùng. Nguy cơ rơi vào bẫy lƣơng thấp và đứng ở vị trí thấp trong bậc thang GTGT.
- Khả năng tái nghèo còn lớn bắt nguồn từ các rủi ro và sốc liên quan đến mở cửa và hội nhập. Khả năng tụt hậu của một số nhóm ngƣời yếu thế trong xã hội và của đồng bào dân tộc thiểu số. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, chênh lệch giàu-nghèo giữa thành thị và nông thôn và ngay trong nội vùng có xu hƣớng gia tăng.
Sự khác nhau giữa các tác động trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO [4]
Trƣớc khi gia nhập WTO, tác động của HNKTQT là kết quả của các hoạt động hội nhập song phƣơng và khu vực. Sau khi gia nhập WTO, đó sẽ là tác động gộp của cả hội nhập song phƣơng, khu vực và đa phƣơng. Do có sự khác biệt rõ rệt giữa cam kết khu vực và song phƣơng so với cam kết đa phƣơng, nên tác động của HNKTQT trƣớc và sau khi Việt Nam trở thành
thành viên WTO cũng có sự khác nhau đáng kể. Các cam kết khu vực và song phƣơng chủ yếu gồm các cam kết về thƣơng mại và đầu tƣ đối với hàng hóa, cũng nhƣ chỉ áp dụng cho một hoặc một số bạn hàng thƣơng mại. Còn cam kết đa phƣơng đề cập đến các vấn đề rộng lớn hơn vƣợt quá khuôn khổ của hai mảng chính sách trên, bao gồm cả những vấn đề nhạy cảm và mới nhƣ mở cửa thị trƣờng dịch vụ, cải cách DNNN, sở hữu trí tuệ, tài chính, lao động tiền lƣơng, quyền sở hữu, mức độ kiểm soát của nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vvv… trong quan hệ với hầu hết các bạn hàng. Chính vì lý do này, tác động của HNKTQT trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO có sự khác biệt rõ rệt. Cho đến 2006, HNKTQT chủ yếu gây tác động trực tiếp đến hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ trong khu vực hoặc bạn hàng đơn lẻ, và qua hai kênh này gián tiếp đến các vấn đề khác nhƣ lao động tiền lƣơng, cải cách DNNN, quyền sở hữu. Từ khi nƣớc ta gia nhập WTO đến nay, các lĩnh vực nói trên đã trở thành tác động trực tiếp của việc thực hiện cam kết WTO, cũng nhƣ mang tính hiệp lực của rất nhiều các chính sách trong các lĩnh vực nêu trên đối với hầu hết các bạn hàng.
Chính vì vậy, HNKTQT từ cuối 2006 đến nay có tác động mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn (cả về tích cực và tiêu cực) với hầu hết các bạn hàng. Nếu trƣớc khi gia nhập WTO, có hiện tƣợng chuyển hƣớng thƣơng mại từ các nƣớc không tham gia cam kết sang các nƣớc cam kết, thì sau khi tham gia WTO, hiện tƣợng này giảm xuống.
CHƢƠNG 3
KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỀ THUẾ QUAN KHI GIA NHẬP WTO CỦA MỘT SỐ NƢỚC
VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM. 3.1. Kinh nghiệm thực hiện các cam kết về thuế quan khi gia nhập WTO của một số nƣớc.
Sau khi gia nhập WTO, về cơ bản các nƣớc đều cố gắng triển khai thực hiện cam kết một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên tùy từng nƣớc mà việc thực hiện các cam kết này có thuận lợi và đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn hay không. Thực tế cho thấy các nƣớc Đông Á và Đông Nam Á đạt đƣợc những kết quả khả thi và rõ ràng hơn những nƣớc châu Phi. Trong khuôn khổ có hạn, tác giả chỉ xin phép phân tích một số kinh nghiệm chủ yếu mang tính phổ biến trong những lĩnh vực nhất định của một số nƣớc đã có những thành công trong quá trình thực hiện cam kết thuế quan về hàng hóa nói riêng và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.
a. Thực hiện các cam kết đúng lộ trình
Gia nhập môi trƣờng kinh doanh quốc tế đòi hỏi các nƣớc phải thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết. Về cơ bản, hầu hết các nƣớc đều thực hiện sớm hoặc đúng với lộ trình đã cam kết.
- Trung Quốc: Mức thuế trung bình của Trung Quốc đã đƣợc cắt giảm xuống còn 9,9% vào năm 2005 so với 15,3% năm 2001. Thuế nhập khẩu hàng hóa công nghiệp giảm 42,9%, xuống còn 9%; sản phẩm nông nghiệp cũng đƣợc giảm thuế 54%, xuống còn 15,3% Trung Quốc điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu: giảm thuế suất đối với hàng công nghiệp và hàng nông sản nhập khẩu; dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan đối với 1.000 mặt hàng; xóa bỏ quản
lý hạn ngạch đối với ngành ô tô; bãi bỏ biểu thuế nhập khẩu đối với 17 mặt hàng dệt. Từ năm 2005, tất cả các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài có hay không có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc đều có quyền xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Đài Loan: Thuế suất trung bình của danh mục nông sản của Đài Loan năm 1992 là 21.6%, sau đàm phán thuế suất trung bình nông sản năm thứ nhất giảm xuống là 14%, năm 2002 giảm xuống là 12%.
b. Hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế thị trƣờng, cải cách thủ tục hành chính
Việc cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện công cụ pháp luật chính là tạo môi trƣờng thuận lợi để thực hiện các cam kết quốc tế trong đó có cam kết thuế quan. Ví dụ điển hình cho việc điều chỉnh thể chế luật pháp, kể cả Hiến pháp để có thể thích ứng đƣợc yêu cầu trong bối cảnh mới là Trung Quốc.
Sau 6 năm từ ngày Trung Quốc trở thành thành viên WTO (tháng 12- 2001), Trung Quốc đã xem xét sửa đổi 2.300 văn bản pháp quy của các bộ, ngành và 190.000 văn bản pháp quy của các địa phƣơng nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO và phát triển kinh tế thị trƣờng.
Trung Quốc đã sửa đổi 3 luật quan trọng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (gồm: Luật Quyền tác gia, Luật Thƣơng hiệu hàng hóa, Luật Phát minh sáng chế), đồng thời điều chỉnh các luật áp dụng cho ngành công nghiệp dƣợc phẩm và phần mềm…
Trung Quốc đã cho phép các công ty ngoài quốc doanh đƣợc tiếp cận các ngành công nghiệp mũi nhọn nhƣ đƣờng sắt, bƣu điện, hàng không; mở cửa cho đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia vào các lĩnh vực thƣơng nghiệp, kiến trúc, giáo dục, môi trƣờng, du lịch, vận tải…
Có thể nói đối với các nƣớc đang trong quá trình chuyển đổi nhƣ Trung Quốc, khi gia nhập WTO điều trƣớc hết là chính phủ và chính quyền địa
phƣơng phải nhanh chóng chuyển đổi chức năng từ chỗ trƣớc đây quản lý vi mô, trực tiếp và theo dự án, nay chuyển sang quản lý vĩ mô, gián tiếp và theo quy hoạch; coi trọng việc xây dựng, giám sát thị trƣờng, quản lý xã hội và cung cấp dịch vụ công.
c. Chính sách hỗ trợ thúc đẩy các mặt hàng nông sản
Liên quan tới các mặt hàng nông sản, các nƣớc có thế mạnh về nông nghiệp thƣờng quan tâm tới Hiệp định về Nông nghiệp. Hiệp định này điều chỉnh các hoạt động thƣơng mại quốc tế đối với các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm ba nội dung: mở cửa thị trƣờng, trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nƣớc.
Mở cửa thị trường: quy định tất cả các hình thức hạn chế định lƣợng
phải đƣợc chuyển sang hình thức thuế quan vào thời điểm đầu của giai đoạn thực hiện và sau đó đƣợc cắt giảm. Những hàng rào phi thuế quan nhất định nhƣ hạn chế định lƣợng nhập khẩu và các loại phí đánh vào hàng nhập khẩu đã bị cấm.
Trợ cấp xuất khẩu: Trợ cấp xuất khẩu trong phạm vi của Hiệp định về
Nông nghiệp liên quan đến những khoản trợ cấp trực tiếp và những cắt giảm chi phí. Các hình thức trợ cấp khác, nhƣ trợ cấp thông qua tín dụng xuất khẩu, các công ty thƣơng mại nhà nƣớc và trợ cấp lƣơng thực không bao gồm ở đây. Trong số các nƣớc thực hiện trợ cấp xuất khẩu, EU chiếm khoản 90% tổng trợ cấp trong mấy năm qua, mặt khác, Mỹ lại thiên về sử dụng tín dụng xuất khẩu và do vậy chỉ chiếm 1,5% tổng trợ cấp. Đối với các nƣớc đang phát triển, khả năng cung cấp những khoản trợ cấp xuất khẩu thƣờng ít đƣợc quan tâm hơn, vì các nƣớc này không có vốn để hỗ trợ các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên một số nƣớc đang phát triển đang sử dụng những khoản trợ cấp gián tiếp với một mức độ nào đó, nhƣng biện minh cho việc làm này bằng cách dẫn ra Hiệp định Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng của WTO. Chẳng hạn, những khoản
trợ cấp này có thể đƣợc cung cấp dƣới dạng giảm thuế hoặc các chƣơng trình sử dụng tiền tệ.
Hỗ trợ trong nước: bao gồm Hỗ trợ hộp vàng, Hỗ trợ hộp xanh lá cây,
Hỗ trợ hộp xanh da trời. Thông qua việc giới thiệu Hộp xanh lá cây tại cuối vòng Uruguay, những cam kết do các nƣớc phát triển đƣa ra rất dễ thực hiện. Trong trƣờng hợp các nƣớc phát triển bị bắt buộc giảm những hình thức hỗ trợ trực tiếp bóp méo thƣơng mại (Hộp vàng), thì hỗ trợ thƣờng đƣợc biến đổi sang nhiều dạng khác để trở thành hỗ trợ theo Hộp xanh lá cây hoặc Hộp xanh da trời. Hỗ trợ trong nƣớc do các nƣớc đang phát triển thực hiện có quy mô nhỏ hơn nhiều, một số nƣớc đã không gặp vấn đề gì trong việc thực hiện những cam kết của mình.
Đối với những nƣớc đang phát triển mà việc thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp không phải thông qua trợ cấp xuất khẩu hay hỗ trợ trong nƣớc thì có thể áp dụng các biện pháp khác, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhƣ: đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, nâng cao chất lƣợng nhân lực, tập trung cải tiến kỹ thuật nông nghiệp,...Xin giới thiệu một số chính sách quan trọng về nông nghiệp của Đài Loan sau khi gia nhập WTO:
Trợ giúp sản xuất nông sản trong nước
Đài Loan trong quá trình đàm phán gia nhập WTO tranh thủ đƣợc trên 10 loại nông sản có thể áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt. Vì khi mở cửa thị trƣờng, phần lớn nông sản nƣớc ngoài ồ ạt nhập khẩu vào dẫn đến các nông sản liên quan trong nƣớc bị tổn thất nặng nề. Căn cứ theo quy định của WTO về mậu dịch, Đài Loan thực thi biện pháp hạn chế số lƣợng nhập khẩu, nâng cao thuế có tính tạm thời.
Đồng thời có thể căn cứ biện pháp trợ giúp tổn thất do nhập khẩu nông sản. Trợ giúp đối với ngành hàng bị tổn thất bởi nhập khẩu, nhƣ biện pháp thu
mua, tiêu huỷ cất trữ, cải thiện cơ cấu ngành nghề và giúp đỡ chuyển đổi ngành nghề...
Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản
Triển khai mở rộng vận chuyển tiêu thụ cộng đồng đối với nông sản phẩm, xây dựng đƣờng lƣu thông trực tiếp nông sản phẩm tƣơi sống; hƣớng dẫn thị trƣờng bán buôn nông sản, đƣa thiết bị hiện đại vào lƣu thông hàng hoá, thực hiện chế độ bán hàng và quản lý xí nghiệp bằng vi tính, tăng cƣờng xây dựng nơi tập kết hàng hoá, kho đông lạnh và các thiết bị vận chuyển tiêu thụ khác.
Tăng cƣờng tiêu thụ nông sản trong nƣớc, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, tăng cƣờng hệ thống thông tin thị trƣờng và biện pháp điều tiết sản xuất - tiêu thụ, ổn định quy trình sản xuất- tiêu thụ nông sản.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tích cực phổ biến tiến bộ kỹ thuật tới nông dân; nâng cao năng lực quản lý kinh doanh; đào tạo thêm nghề mới.
Tăng cƣờng xây dựng khu vực nông thôn và biện pháp phúc lợi cho nông dân và ngƣ dân. Tiến hành quy hoạch và xây dựng hoàn chỉnh cơ bản các công trình công cộng. Cải thiện nơi ở và môi trƣờng sống. Tăng cƣờng sinh hoạt văn hoá văn nghệ ở cơ sở thôn xã. Kết hợp nhân văn, cảnh quan tự nhiên và nông nghiệp của khu vực, phát triển nông nghiệp sinh thái.
Tăng cƣờng việc bảo hiểm cho nông dân, phát triển trợ cấp phúc lợi