Công nghệ sản xuất đóng vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế bền vững đối với mọi nền kinh tế quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cơ hội lớn để cải thiện công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp ở tầm vi mô thông qua các hình thức:
Chuyển giao công nghệ qua đầu tƣ nƣớc ngoài;
Chuyển giao công nghệ qua trao đổi, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ;
Chuyển giao công nghệ qua lƣu chuyển lao động;
Chuyển giao công nghệ qua nghiên cứu, đào tạo.
Theo kinh nghiệm quốc tế, mức độ cải thiện về công nghệ do hội nhập quốc tế tạo ra tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và chính sách phát triển của từng nƣớc. Các nƣớc Đông Á và Đông nam Á là bằng chứng điển hình về thành công trong việc cải thiện công nghệ qua hội nhập kinh tế quốc tế; trong khi đó nhìn chung các nền kinh tế đang phát triển còn lại trên thế giới lại chƣa đạt đƣợc điều đó.
Việc cắt giảm thuế quan sẽ làm cho hàng hóa bên ngoài rẻ một cách tƣơng đối so với hàng hóa Việt Nam, là yếu tố thuận để hàng hóa bên ngoài thâm nhập và cạnh tranh với các hàng hóa sản xuất trong nƣớc. Đây chính là động lực để các doanh nghiệp trong nƣớc đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm để có thể cạnh tranh với hàng nhập và vƣơn ra chiếm lĩnh thị trƣờng khu vực và thế giới. Mặc dù có mức độ mở cửa khá cao, Việt Nam sẽ vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phấn đấu thu hẹp khoảng cách công nghệ với các nƣớc trong khu vực. Các doanh
nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài mới chỉ chú trọng đến việc phát triển theo chiều rộng mà chƣa phát triển theo chiều sâu ở Việt Nam. Về phía nhà nƣớc, hệ thống giáo dục đào tạo nghiên cứu khoa học còn thiếu nhiều điều kiện cả về con ngƣời và cơ chế để có thể thực hiện đƣợc mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có thể nói thách thức về công nghệ đang và sẽ là một trong những vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển đối với các doanh nghiệp Việt Nam.