0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tác động tới nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CAM KẾT THUẾ QUAN VỀ HÀNG HÓA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO (Trang 54 -55 )

Hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn nhân lực dƣới cả hai góc độ cung và cầu trên thị trƣờng lao động trƣớc yêu cầu phát triển của đầu tƣ, thƣơng mại quốc tế, di chuyển lao động cũng nhƣ yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng. Khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài cũng sẽ có ảnh hƣởng rất lớn đến việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong nƣớc thông qua cơ chế “vừa học vừa làm”, nhƣ kinh nghiệm quốc tế của một số nƣớc, đặc biệt là các nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, và các nƣớc ASEAN. Đội ngũ quản lý doanh nghiệp từ bên ngoài sẽ có ảnh hƣởng tích cực đến đội ngũ các bộ quản lý và điều hành trong nƣớc thông qua quá trình phát tán kiến thức hoặc cùng tham gia hợp tác kinh doanh.

Đối với Việt Nam, hội nhập là cơ hội tốt để thị trƣờng trong nƣớc điều chỉnh hoạt động lĩnh vực giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao năng lực của lĩnh vực này trong việc tạo ra nguồn cung ứng lao động có chất lƣợng cho nền kinh tế. Mặc dù tỷ lệ phổ cập giáo dục và tham gia các hình thức giáo dục khá cao nhƣng đó chƣa phải là điều kiện đủ cho công nghiệp hoá. Việt Nam đang đối diện với thách thức lớn về cải cách chất lƣợng giáo dục bậc cao (đại học và sau đại học), đặc biệt là sau đại học. Trong thời gian qua, việc không coi trọng giáo dục sau đại học đúng mức có thể sẽ gây ảnh hƣởng đến

nền kinh tế về lâu dài, đặc biệt là về phát triển khoa học kỹ thuật, năng lực quản lý và điều hành cao cấp cả tầm vĩ mô và vi mô. Nếu để thị trƣờng tự điều chỉnh sẽ mất nhiều thời gian và có thể mất cơ hội phát triển cho nhiều thế hệ. Do đó, Nhà nƣớc cần nghiên cứu các chính sách phù hợp để phát triển giáo cục đào tạo trên cơ sở tập trung nghiên cứu các nguyên nhân cả về phía cung và cầu lao động cũng nhƣ thực trạng và những điểm yếu hệ thống giáo dục đào tạo hiện nay.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CAM KẾT THUẾ QUAN VỀ HÀNG HÓA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO (Trang 54 -55 )

×