Khoảng cách đẻ của thai phụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng thiếu máu ở thai phụ đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2007 (Trang 66 - 67)

Trong nghiên cứu này, khi so sánh khoảng cách đẻ so với lần sinh tr−ớc của sản phụ, chúng tôi không tính số sản phụ đẻ con so, do đó tổng số thai phụ còn lại là 957.

Phân tích kết quả tại bảng 3.8 chúng tôi thấy:

Trong nhóm thai phụ có khoảng cách so với lần sinh tr−ớc d−ới 3 năm, tỷ lệ bị thiếu máu chiếm 46,4%.

Trong nhóm thai phụ có khoảng cách so với lần sinh tr−ớc từ 3 đến 5 năm, tỷ lệ bị thiếu máu chiếm 41,6%.

Trong nhóm thai phụ có khoảng cách so với lần sinh tr−ớc trên 5 năm, tỷ lệ thai phụ bị thiếu máu chiếm 31,5%.

Qua nghiên cứu này, chúng tôi quan sát thấy nguy cơ thiếu máu của thai phụ tỷ lệ nghịch với khoảng thời gian giữa hai lần sinh. Chúng tôi cho rằng, thời gian giữa hai lần sinh càng dầy, tỷ lệ thiếu máu ở thai phụ càng cao có thể là do nhu cầu để nuôi d−ỡng thai và mẹ tăng rất cao trong khi cơ thể ch−a kịp bù đắp dinh d−ỡng cũng nh− l−ợng sắt dự trữ đã thiếu hụt đi trong thời gian ngắn dẫn đến tình trạng thiếu máu của mẹ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nguy cơ thiếu máu của thai phụ và khoảng cách đẻ (P<0,01).

Wagner H.A và cộng sự (1986) trong nghiên cứu của mình cũng xác định có mối liên quan chặt chẽ giữa đẻ dầy, đẻ nhiều với tình trạng thiếu máu và thiếu hụt sắt [69].

Theo nghiên cứu của Belachew T. (2006) tại Ethiopia, nguy cơ thiếu máu của thai phụ có khoảng cách đẻ so với lần sinh tr−ớc d−ới 24 tháng cao

hơn gấp 3 lần so với những thai phụ có khoảng cách đẻ so với lần sinh tr−ớc trên 24 tháng với p < 0,05 [36].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng thiếu máu ở thai phụ đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2007 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)