D−ơng Thị C−ơng và Nguyễn Thị Hảo (1991) nghiên cứu trên 384 thai phụ đến khám tại Viện Bà mẹ trẻ sơ sinh, tỷ lệ thiếu máu là 77%. Nguyễn Công Khanh, Lê Xuân Ngọc (1989) công bố tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ có thai tại Hà Nội là 48%. Nghiên cứu của Tr−ơng Thuý Vinh (1991) tại Hà Nội tỷ lệ thiếu máu là 40,4%. Viện Dinh d−ỡng Quốc gia điều tra 53 tỉnh, thành trong cả n−ớc năm 1996 cho thấy 52,3% phụ nữ có thai bị thiếu máu. Nghiên cứu của V−ơng Ngọc Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh ở 6 quận nội thành và 3 huyện ngoại thành năm 1995 cho thấy tỷ lệ thiếu máu là 26,5% [17]. Năm 1996, D−ơng Thị Nhạn nghiên cứu tại Bệnh viện Châu Đốc - An Giang, tỷ lệ thiếu máu là 35,6%. Nguyễn Viết Trung nghiên cứu năm 2003 trên 416 phụ nữ có thai ở Viện 105, tỷ lệ thiếu máu là 37,02% [28].
Bảng 4.2. So sánh về tỷ lệ thiếu máu với các tác giả trong n−ớc
STT Tên tác giả Năm Tỷ lệ
1. Nguyễn Công Khanh,
Lê Xuân Ngọc [14] 1989 48%
2. D−ơng Thị C−ơng,
Nguyễn Thị Hảo [5] 1991 77%
3. Tr−ơng Thuý Vinh [30] 1991 40,4%
4. V−ơng Ngọc Lan [17] 1995 26,5%
5. Viện Dinh d−ỡng [6] 1996 52,3%
6. D−ơng Thị Nhạn [22] 1997 35,6%
7. Nguyễn Viết Trung [28] 2003 37,02%
So sánh với các tác giả trong n−ớc, tỷ lệ thiếu máu ở PNCT trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn hầu hết các nghiên cứu đ−ợc tiến hành tr−ớc đó. Chúng tôi cho rằng, ở những nghiên cứu tr−ớc đ−ợc tiến hành vào thập niên 90, bối cảnh mà nền kinh tế của đất n−ớc còn gặp nhiều khó khăn; điều kiện vật chất, chế độ dinh d−ỡng của thai phụ không đầy đủ, đã gây tình trạng thiếu máu. Nh− chúng ta đã biết phần lớn nguyên nhân thiếu máu ở PNCT là do thiếu sắt, một yếu tố vi l−ợng quan trọng đ−ợc bổ sung thông qua bữa ăn hàng ngày. Mặt khác tỷ lệ thiếu máu ở thai phụ giữa các nghiên cứu khác nhau còn phụ thuộc vào thời điểm nghiên cứu địa điểm nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu.
Tỷ lệ thiếu máu trong nghiên cứu của chúng tôi t−ơng đ−ơng với tỷ lệ thiếu máu trong nghiên cứu của Nguyễn Viết Trung tiến hành năm 2003.