Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ thiếu máu cao nhất trong nhóm thai phụ làm ruộng (46,15%) và thấp nhất trong nhóm thai phụ là cán bộ, công chức (20,84%). Các thai phụ làm nghề khác và là nội trợ, tỷ lệ thiếu máu t−ơng ứng là 39,11% và 38,75%.
Chúng tôi cho rằng, tỷ lệ thiếu máu ở những thai phụ làm ruộng có tỷ lệ cao nhất vì với điều kiện về vật chất, kinh tế còn khó khăn, công việc nặng nhọc, kiến thức chăm sóc thai sản còn thiếu...Mặt khác, họ là những ng−ời lao động trực tiếp trên đồng ruộng, thói quen trong sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, điều kiện bảo hộ lao động không tốt dẫn đến tình trạng nhiễm giun sán, đây cũng là một nguyên nhân làm tăng tỷ lệ thiếu máu ở nhóm thai phụ này.
Một nghiên cứu của Belachew T. và cộng sự tại Ethiopia (2005) cũng cho thấy, những thai phụ có tiền sử nhiễm giun móc có tỷ lệ thiếu máu cao gấp 2 lần những thai phụ không có tiền sử mắc bệnh này, những thai phụ không đi giầy, dép trong sinh hoạt và lao động, tỷ lệ thiếu máu cao gấp 3 lần [36]. ở
nhóm thai phụ là cán bộ công chức, đây là nhóm mà điều kiện về dinh d−ỡng, vật chất tốt hơn, họ có hiểu biết đầy đủ hơn về chăm sóc thai sản và cũng dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế, đ−ợc uống các thuốc có các yếu tố vi l−ợng nh− sắt, calci, axit folic trong quá trình mang thai, do đó tỷ lệ thiếu máu thấp nhất trong nhóm này là phù hợp.
Nghiên cứu của Agarwal KN. và cộng sự (2006) tại ấn Độ cho thấy có sự khác biệt giữa nghề nghiệp thai phụ và nguy cơ thiếu máu [32].