Thiếu máu mẹ và sơ sinh chậm phát triển trong tử cung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng thiếu máu ở thai phụ đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2007 (Trang 71 - 72)

Tiêu chuẩn đánh giá sơ sinh CPTTTC trong nghiên cứu của chúng tôi cũng giống nh− các nghiên cứu của các tác giả khác trong và ngoài n−ớc, tức là có trọng l−ợng ở d−ới ĐBPV thứ 10 t−ơng ứng với tuổi thai.

Qua kết quả ở bảng 3.17, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa tình trạng thiếu máu của mẹ với tỷ lệ chậm phát triển trong tử cung của sơ sinh. Nguy cơ thai chậm phát triển trong tử cung ở thai phụ bị thiếu máu cao gấp 1,52 lần so với thai phụ không bị thiếu máu (18,78% so với 13,18%, 95%CI: 1,17-1,98).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn H−ơng Linh thực hiện năm 2006, nguy cơ sinh con CPTTTC ở nhóm thai phụ thiếu máu cao gấp 1,88 lần so với nhóm thai phụ không thiếu máu 95%CI: 1,1-3,16) [19].

Trong nghiên cứu của Cù Minh Hiển (2002) cũng cho thấy những bà mẹ bị thiếu máu có nguy cơ sinh con nhẹ cân tăng lên 32 lần (OR=32,63; 95%CI:7,4 -201,53) [10].

Nghiên cứu của Steer P.J tiến hành năm 2000 tại V−ơng quốc Anh cho thấy thiếu máu mẹ nặng (<8g/l) làm tăng nguy cơ thai chậm phát triển trong tử cung [64].

Umber Jalil Bakhtiar nghiên cứu năm 2005 ở Pakistan thấy nguy cơ sơ sinh CPTTTC ở thai phụ bị thiếu máu cao gấp 1,7 lần so với thai phụ không bị thiếu máu [67].

Chúng tôi cho rằng, khi ng−ời phụ nữ mang thai cần có nhu cầu dinh d−ỡng cao hơn để nuôi thai phát triển và chuẩn bị năng l−ợng dự trữ cho nuôi con sau khi đẻ. Khi thai phụ bị thiếu máu, cơ thể mẹ sẽ không cung cấp đủ dinh d−ỡng cho thai nhi phát triển do đó làm tăng tình trạng thai CPTTTC.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng thiếu máu ở thai phụ đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2007 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)