B. NỘI DUNG
3.1.1. Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến
Chiến tranh luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà thơ, nhà văn.
Vấn đề này được nhận thức và phản ánh qua tác phẩm của các trí thức văn nghệ
thời kỳ trung đại của phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng. Viết về chiến tranh, người nghệ sĩ ngôn từ bao giờ cũng thể hiện thái độ của mình, hoặc là ủng
hộ nếu như trong quan niệm của tác giả là cuộc chiến tranh chính nghĩa và phản đối nếu như trong quan niệm của tác giả đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa, phân
biệt tính chất của cuộc chiến tranh (chính nghĩa hay phi nghĩa) người viết trung đại đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của những quan điểm tư tưởng tôn giáo nhất định. Điều này không chỉ thấy ở phương Đông mà ở phương Tây cũng vậy. Thời
trung cổ ở Châu Âu, chiến tranh cũng được nhìn nhận qua nhãn quan của tôn
giáo, bởi thế nhiều cuộc chiến tranh ở Châu Âu thời kỳ đó, về thực chất là cuộc
chiến tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc nhưng bao giờ cũng đội lốt tôn giáo.
Chinh phụ diễn quốc âm là tiếng lòng của một người phụ nữ quý tộc trẻ
tuổi có chồng ra trận, chiến tranh nổ ra “thuở trời đất nổi cơn gió bụi”. Đất nước
“thanh bình ba trăm năm đã lùi về quá khứ” là trang nam nhi, chinh phu sẽ phải lên đường tham chiến để đền đáp ân mệnh của quân vương.
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi.
Bài thơ bắt đầu với câu thơ nghe ra có vẻ xát phạt, nhưng thực sự chỉ vạch
ra cái hoàn cảnh trong đó.
Khách má hồng nhiều nỗi truân chiên.
Trong kho tàng ca dao dân ca của ta có biết bao câu từng nói về vấn đề
này. Chiến tranh phong kiến là nguy hiểm, là chết chóc đối với những “tấm thân
nam nhi bảy thước” đã đành, mà còn là những giọt nước mắt của những người
phụ nữ trẻ:
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non. [1, 115] Là những tiếng kêu thương ai oán.
Trời ơi! Sinh giặc làm chi
Cho chồng tôi phải ra đi chiến trường.[1, 115]
Là những giọng nói cay cực, cơ hồ đến đứt hơi. Chàng đi chưa được nửa niên
Bỏ than, bỏ thiết bỏ phiền cho tôi! [1, 116]
Chính ở những giọt nước mắt tràn trề ấy, những tiếng kêu thương ai oán,
những giọng nói cay cực, cơ hồ đến đứt hơi này mà thái độ Đoàn Thị Điểm đã bắt gặp được thái độ của quần chúng.
Người phụ nữ không biết phải làm thế nào, chỉ còn biết gửi niềm oán thán
trách móc vào trong một câu hỏi tung ra giữa khoảng trời đất mênh mang.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên, Vì ai gây dựng cho lên nỗi này?
Có thể nói toàn bộ nội dung hai mươi câu thơ đầu đã được giới thiệu. Bản
diễn Nôm dẫn dắt chúng ta đi sâu vào những “nỗi truân chiên” của “khách má
hồng”. Lời than tiếng trách ai oán, não nùng sẽ dồn dập dâng cao, nhưng đối tượng than trách sẽ vĩnh viễn lẩn vào trong chín tầng mây thăm thẳm. Đoạn lung
khởi của khúc ngâm từ câu 1 đến câu 4, vừa làm tròn được nhiệm vụ của nó
bỗng nhiên hiện ra trước mắt chúng ta một khung cảnh bừng bừng sát khí từ câu 5 đến câu 10. Ngoài biên thùy, ánh lửa khói chiếu rực mây trời, tiếng trống báo động muốn làm rung chuyển cả trăng sao. Đang lúc nửa đêm nhà vua xuống
hịch xuất chinh, đẩy lùi vào quá khứ ba trăm năm thái bình mở ra một thời đại đầy chiến tranh khói lửa.
Không khí của ngày thường lắng dần xuống, từng đoàn người phải nghiêng mình trước “phép công”, dứt “niềm tây thác nào” mà lên đường. Trỗi hẳn lên trên cảnh xuất chinh cấp tốc, bao trùm lên trên cả những “bóng cờ, tiếng trống”
là cả niềm sầu oán mênh mang, từ “cửa phòng” gần gũi mà người ta vừa phải từ
giã cho đến “ngọn ải” xa xăm nơi sẽ diễn ra những trận xung đột ghê người, từ câu 11 đến câu 16. Nhưng đó mới chỉ là tình cảnh chung của những kẻ “đường
rong ruổi lưng đeo cung tiễn” phải bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ vợ con ra đi, dưới con mắt đốc thúc của một “sứ trời”. Giữa cái khối người đông đảo ấy, đây mới là nhân vật của chúng ta.
Tác phẩm cũng thể hiện khát vọng công danh. Người phụ nữ biết chiến
tranh tuy vất vả gian khổ nguy hiểm nhưng cũng là dịp để chàng lập công danh mang lại phú quý hiển vinh cho gia đình. Tiếng gọi công danh được quan niệm như niềm hạnh phúc lớn lao có sự hấp dẫn kỳ lạ.
Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông.
(Chí nam nhi - Nguyễn Công Trứ).
Nó dường như át đi tất cả những nỗi lo âu có chút váng sầu trên nét mặt vẫn
không che lấp được ánh mắt tự hào của người chinh phụ, hình ảnh người chinh
phu hiện lên với tư thế hiên ngang.
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.
Nói cho hết nhẽ thì hạnh phúc công danh đâu chỉ hoàn toàn mang tính tiêu cực khi quyền lợi của giai cấp phong kiến thống trị về cơ bản còn phù hợp với
quyền lợi của dân tộc, của nhân dân thì phấn đấu cho công danh trong chừng
mực nhất định, cũng là phấn đấu cho lợi ích của dân tộc và đạt được nó âu cũng
là niềm tự hào, niềm hạnh phúc thật sự. Vì thế mà một danh tướng – một nhà
thơ đời Trần đã cổ vũ nhiệt thành cho hai chữ công danh:
Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
(Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe truyện Vũ Hầu).
(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão). Hay:
Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây, Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.
(Chí làm trai -Nguyễn Công Trứ)
Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều đã có một thái độ dứt khoát hơn:
Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon
Cùng nhau một giấc hành môn Lau nhau ríu rít, cò con cũng tình
Mình ví biết phận mình gia thế Giả kiết điều bẻ họe mà chi Thà rằng cục mịch nhà quê Giàu lòng nũng nịu nguyệt kia hoa này.
Nhưng đến khi giai cấp phong kiến thống trị đã suy thoái (từ thế kỷ XVI)
mất hết vai trò lịch sử và quyền lợi của nó đối lập gay gắt với quyền lợi dân tộc,
nhân dân (thế kỷ XVIII) thì phấn đấu cho công danh đồng nghĩa với việc phục
sự cho lợi ích của một nhóm người. Công danh phong kiến lúc này đã mất hẳn
cái phần tích cực và chỉ còn mang ý nghĩa mỉa mai. Người ta bắt đầu nghi ngờ
và tỏ ra chán nản hạnh phúc công danh. Chinh phụ diễn quốc âm đã góp phần
khẳng định hạnh phúc đích thực của con người chống lại hạnh phúc công danh
giả tạo mà giai cấp phong kiến vẫn thường xuyên ngự trị, truyền bá để tha hóa con người khiến họ quên đi cái ý thức về quyền sống tự nhiên của con người. Vì lẽ đó mà GS Đặng Thai Mai cho rằng: “người thiếu phụ đang nói sảng trong cơn
mê và màn cảnh khải hoàn này cũng mới là kết thúc chủ quan trong một tưởng tưởng say sưa và nồng nàn mà thôi”.
Hiện thực chia ly gây ra bao đau khổ cho người chinh phụ, sự đau khổ của người vợ có chồng đi xa không biết ngày nào trở về, cùng với đó là khát khao hạnh phúc lứa đôi, không phải là nỗi đau riêng của người chinh phụ. Đó chính là nỗi đau chung của những người đàn bà phải chịu cảnh chăn đơn gối chiếc, vò võ phòng the. Trong khi nguyên nhân dẫn đến sự chia ly ấy là do sứ mệnh, là sự ép
buộc của thể chế thống trị phong kiến hà khắc lúc ấy giờ. Nỗi đau của người
chinh phụ chính là lời oán trách, tố cáo mạnh mẽ đối với chế độ phong kiến.