Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

Một phần của tài liệu khảo sát hai mươi câu thơ đầu trong chinh phụ diễn quốc âm (Trang 48 - 65)

B. NỘI DUNG

3.2.4. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

Một đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật của tác phẩm Chinh phụ diễn quốc âm đó là việc tác giả thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình là thông qua cuộc xung đột nội tâm của nhân vật trữ tình mà đặt ra cách giải quyết vấn đề hết sức nhân

bản, vấn đề được cả thời đại quan tâm. Ấy là vấn đề hạnh phúc con người theo quan điểm mới mẻ, thấm nhuần tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa.

Với ý đồ nghệ thuật này đã khống chế luôn cách chọn nhân vật trữ tình của

tác giả. Nếu chỉ nhằm phản đối tính chất bạo tàn của cuộc chiến tranh phong

kiến phi nghĩa thiết tưởng tác giả phải chọn nhân vật trữ tình là: “người của dân

gian” (Lời của GS Đặng Thai Mai), lớp người dưới đáy không bao giờ có quyền đặt ra vấn đề (được gì) khi tham chiến. Một anh lính trơn chết ngoài chiến trường đã vô danh, vô nghĩa và trở thành những cô hồn, nhưng họa may sống sót

trở về mà mấy ai được hưởng lệ công trạng. Còn những người trong hàng ngũ

quý tộc tham gia chiến tranh thì lại khác. Đối với họ chiến tranh là “khó nhọc, li

biệt”, là nhớ thương nhưng cũng là hy vọng về công danh, là dịp chờ đợi ấn

phong hầu mà ông chồng ngày sau mang về sau ngày chiến thắng. Như thế có

nghĩa là tham gia chiến tranh họ có cái mất cái được và chiến tranh là phương

tiện để họ đoạt lấy công danh, mà công danh lại đồng nghĩa với hạnh phúc theo

quan niệm truyền thống của họ. Phải xây dựng nhân vật xuất thân từ tầng lớp

quý tộc, tác giả mới có điều kiện để luận giải về hạnh phúc. Hạnh phúc là tình yêu lứa đôi sống bên nhau hay hạnh phúc là công danh phong kiến; cái nào thực,

cái nào giả, cái nào đáng khẳng định, cái nào nên đoạn tuyệt.

Văn học thời kỳ này đã có sự thay đổi trong nghệ thuật xây dựng nhân vật người phụ nữ và người trí thức bình thường đã thay thế cho những hình tượng

nghệ thuật về những anh hùng, liệt nữ những con người phi thường của văn học giai đoạn trước. Sự thay thế những hình tượng nghệ thuật chính của văn học thời

kỳ này so với trước là biểu hiện sự thay thế quan điểm thẩm mỹ của nhà văn trước hiện thực, thay thế cảm hứng chủ đạo trong sáng tác nghệ thuật, trong chiều hướng, hướng tới con người, đề cao đấu tranh và bênh vực con người

Một phần của tài liệu khảo sát hai mươi câu thơ đầu trong chinh phụ diễn quốc âm (Trang 48 - 65)