Sử dụng thể thơ truyền thống

Một phần của tài liệu khảo sát hai mươi câu thơ đầu trong chinh phụ diễn quốc âm (Trang 49 - 52)

B. NỘI DUNG

3.2.5.Sử dụng thể thơ truyền thống

Trong đoạn trích này chúng ta thấy nghệ thuật nổi bật là khả năng vận dụng

tài tình thể thơ song thất lục bát một thể thơ truyền thống của dân tộc xuất hiên khá sớm từ thế kỷ thứ VI, được thể hiện qua ba mặt: gieo vần, ngắt nhịp, phối

thanh.

- Gieo vần

Thể thơ song thất lục bát gồm nhiều chu kỳ, 4 câu kết cấu theo lối dàn hàng, 7 + 7 + 6 + 8. Trong mỗi chu kỳ có 3 vần lưng (yêu vận) và 4 vần chân (cước vận),

tức là trong chu kỳ 28 tiếng 7 lần có thanh âm ngân nga bên tai ta. Đó là một sự

thuận lợi cho nhà thơ trong thể thơ này, từ chu kỳ nọ qua chu kỳ kia, vần buộc

phải đối, hay nói một cách khác mỗi vần không được phép dùng quá 3 lần. Ở

bản dịch hiện hành nhà thơ đã vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo trong việc gieo và đổi vần, người không câu lệ vào những lề lối nhất định. Bởi đó mà thanh

âm thay đổi dồi dào, khiến người đọc khúc ngâm lâu mà không chán. - Ngắt nhịp

Câu thất thường được ngắt theo cách 3 + 4 nhưng cũng có thể là 3 + 2 + 2 hay 5 + 2, nghĩa là nhịp ngắt sau những tiếng lẻ (sau những tiếng thứ 3 thứ 5 của

câu) trái lại ở những câu lục bát, nhịp thường ngắt sau những tiếng chẵn (tiếng

thứ 2, tiếng thứ 4 và tiếng thứ 6 của câu), khiến cho hơi thở ở mỗi chu kỳ đặc

Trống Trường thành/ lung lay bóng nguyệt. - Phối thanh

Ở 2 câu thất, phối hợp với nhịp, 2 loại thanh bằng và trắc thay đổi ở những

tiếng lẻ. Nếu không kể trường hợp đối thanh đối vần như đã nói ở trên thì 2 loại

thanh bắt buộc thay đổi theo nguyên tắc (t = trắc, b = bằng).

Thưở trời đất nổi cơn gió bụi. 3t 5b 7t Khách má hồng nhiều nỗi truân chiên. 3b 5t

Ở hai câu lục bát cũng không kể những trường hợp đặc biệt:

Xanh kia thăm thẳm tầng trên. 2b 4t 6b Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.

2b 4t 6b 8b

Thanh bằng mang âm điệu nhịp nhàng, êm đềm tạo nên sự chuyển động

nhẹ nhàng, đặc biệt ở những câu tác giả sử dụng cả 2 thanh bằng gần nhau.

Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng.

Đặc biệt là những câu thơ tác giả sử dụng toàn thanh không ở những tiếng

buộc phải có thanh bằng như câu:

Xanh kia thăm thẳm tầng trên

Trong các thanh trắc, thanh sắc có sức đột phá mạnh mẽ và gây âm vang

hơn cả góp phần tạo nên “những câu thơ đẹp và bậc nhất trong thơ Việt Nam”

(Hoài Thành).

* Tiểu kết chương 3

Đoạn trích hai mươi câu đầu trong Chinh phụ diễn quốc âm đã thể hiện được rõ nét văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – thế kỷ XIX. Hơn nữa đã khắc họa được bước phát triển của thể loại văn học mới trên văn đàn văn học dân tộc.

Tư tưởng chủ đạo của Chinh phụ diễn quốc âm là tử tưởng nhân đạo sâu

sắc, là khát khao cuộc sống hòa bình và hạnh phúc lứa đôi, phản ánh cuộc chiến

tranh phi nghĩa. Nỗi lòng của người chinh phụ.

Các điển cố, điển tích được tác giả sử dụng một cách linh hoạt, nhuần

nhuyễn. Chúng được sử dụng hầu hết dưới hình thức ngôn từ lời lẽ của nhân vật,

bằng cách sử dụng những ngôn từ như vậy đã giúp cho câu thơ mang một sắc

thái trang trọng hơn.

Nội dung của đoạn trích thể hiện bằng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm, đồng thời mang đậm sắc thái cổ điển Trung Quốc, những từ ngữ đó

vừa thể hiện sự trang trọng, vừa thâm túy, sâu xa, lại thể hiện được tài năng óc

sáng tạo nghệ thuật của tác giả.

Tác giả đã xây dựng thành công mẫu người lý tưởng của thời đại phong

kiến, họ sống vì lý tưởng trách nhiệm, phận sự đối với đấng quân vương. Tuy

nhiên tác giả cũng đã có sự cách tân trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân

tượng nghệ thuật về những anh hùng, liệt nữ những con người phi thường của văn học giai đoạn trước. Sự thay thế những hình tượng nghệ thuật chính của văn

học thời kỳ này so với trước là biểu hiện sự thay thế quan điểm thẩm mỹ của nhà

văn trước hiện thực, thay thế cảm hứng chủ đạo trong sáng tác nghệ thuật.

Tác phẩm cũng thể hiện được nét riêng biệt khi tác giả vận dụng thành công thể thơ truyền thống của dân tộc, nổi bật là khả năng vận dụng tài tình thể thơ song thất lục bát được thể hiện qua ba mặt: gieo vần, ngắt nhịp, phối thanh.

Một phần của tài liệu khảo sát hai mươi câu thơ đầu trong chinh phụ diễn quốc âm (Trang 49 - 52)