Giá trị nghệ thuật Chinh phụ diễn quốc âm

Một phần của tài liệu khảo sát hai mươi câu thơ đầu trong chinh phụ diễn quốc âm (Trang 25 - 27)

B. NỘI DUNG

1.4.2.2.Giá trị nghệ thuật Chinh phụ diễn quốc âm

Cả nguyên tác Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm, đều có những thành tựu hết sức to lớn. Với bút pháp tượng trưng, ước lệ được nâng lên mức cao, Đặng Trần Côn đã biết chiết ra từ trong kho tàng văn thơ chữ Hán những câu phù hợp nhất đối với ý tứ của mình, và vận

dụng thành công vào việc sắp xếp thành một kết cấu hoàn chỉnh, như một sáng

tạo mới mẻ, phô diễn thật sát những trạng thái khác nhau của nỗi lòng người

chinh phụ. Thể thơ trường đoản cú mà ông sử dụng rất giàu nhạc tính; tiết tấu

nhịp điệu biến hóa sinh động tùy theo yêu cầu của nội dung. Đó chính là lý do khiến cho đương thời, tác phẩm đã được nhiều người hâm mộ, xem như mẫu

mực về sự uẩn súc, tinh luyện của văn chương. Biết phát huy những ưu điểm

vốn có của nguyên tác, nhưng mặt khác không câu nệ bám sát từng câu, từng chữ, đồng thời lại biết tiếp thu những thành tựu của các bản diễn Nôm đã ra đời trước, bản diễn NômChinh phụdiễn quốc âm với ưu thế của thể thơ song thất lục

bát, quả đã vươn tới một nghệ thuật tài tình. Ngôn ngữ trong sáng và hiệ đại:

khúc ngâm gieo vào lòng người đọc một âm hưởng xao xuyến, vừa quen thuộc

vừa đa dạng, hầu như lúc nào cũng gây được hiệu quả thẩm mỹ [18, 261]. Có thể nóiChinh phụ diễn quốc âm là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn

học Việt Nam thế kỷ XVIII.

* Tiểu kết chương 1

Đoàn Thị Điểm sống vào nửa đầu thế kỷ XVIII, đây là giai đoạn lịch sử hết

sức phức tạp, chế độ phong kiến bước vào thời kỳ suy vong, triều đình rơi vào

tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ thứ XVIII là một xã hội rối ren với cuộc nội chiến giữa họ Trịnh và họ Nguyễn đã đẩy nhân

dân Việt Nam vào cảnh khốn cùng, lầm than, điêu đứng nhất là nhân dân Đàng

ngoài vô cùng khốn khổ. Chiến tranh sảy ra liên miên kéo theo đó là tô thuế, lao

dịch. Vua chúa hoang dâm vô đạo, các chúa Trịnh còn lo ăn chơi xa hoa và xây dựng chùa chiền nhiều hơn lo cho việc trị nước, những cuộc trùng tu hay tôn tạo

kéo theo nó là gánh nặng thuế má, lao dịch đè lên vai người dân khiến cuộc sống

của họ rơi vào cảnh khốn cùng. Vua chúa mải lo ăn chơi không quan tâm đến

sản xuất nông nghiệp đã tạo nên nhiều mối đe doạ tự nhiên. Thế kỷ XVIII là thế

kỷ chứa đựng rất nhiều rủi do về thiên tai, lũ lụt, hạn hán, mất mùa thường

xuyên uy hiếp nền sản xuất nông nghiệp.

Trong hàng ngũ tác giả tham gia vào mục đích chống lại chế độ phong kiến

chúng ta không thể không nhắc tới nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, bà cũng thuộc tầng lớp nhà nho nghèo. Tuy cha và anh có đậu đạt nhưng vẫn là ông đồ sống trong luỹ

tre làng, giếng nước. Nhờ đó mà họ cũng rất gần gũi với nhân dân và dễ tiếp xúc

với trào lưu mới của thời đại, loạn lạc chiến tranh, cảnh đời thiếu thốn đói rét đã

tác động sâu sắc đến cuộc đời nữ sĩ. Lại thêm gánh nặng về gia đình mà mình thì gần như hết cuộc đời vắng bóng lẻ bạn. Tuy phải chịu nhiều yếu tố tác động

nhưng Đoàn Thị Điểm vẫn vững vàng vươn lên. Có thể nói đó chính là động lực thúc đẩy cảm hứng sáng tác văn chương để tạo nên cho đời những tác phẩm có

giá trị. Bản diễn Nôm Chinh phụdiễn quốc âm chứa đựng trong mình những giá

trị nội dung sâu sắc: đó là phản ánh chiến tranh phi nghĩa và khát vọng hạnh

phúc lứa đôi, nỗi niềm của người chinh phụ và hình ảnh người chinh phu, quan

điểm nhân sinh của trí nam nhi gắn liền với tư tưởng phong kiến. Mặt khác còn thể hiện được óc sáng tạo và tài năng nghệ thuật qua cách sử dụng điển cố, điển

tích, lời văn hoa mỹ, và đặc biệt là sự đổi mới trong cách xây dựng hình tượng

nhân vật là người phụ nữ và người tri thức bình thường, thay cho những anh

hùng, liệt nữ những con người phi thường.

Do đó, chúng tôi hi vọng với việc nghiên cứu đoạn trích hai mươi câu đầu

trong Chinh phụdiễn quốc âm phần nào đó giúp chúng ta đánh giá thêm được tài

năng và những giá trị mà Đoàn Thị Điểm để lại. Chinh phụdiễn quốc âm là đỉnh

cao của văn học Việt Nam thế kỷ XVIII, đánh dấu sự phát triển của một thể loại văn học.

Chương 2. KHẢO SÁT HAI MƯƠI CÂU THƠ ĐẦU TRONG CHINH PH DIỄN QUỐC ÂM

Một phần của tài liệu khảo sát hai mươi câu thơ đầu trong chinh phụ diễn quốc âm (Trang 25 - 27)