Những điển cố, điển tích được viết bằng chữ Nôm

Một phần của tài liệu khảo sát hai mươi câu thơ đầu trong chinh phụ diễn quốc âm (Trang 31 - 32)

B. NỘI DUNG

2.3.3.5.Những điển cố, điển tích được viết bằng chữ Nôm

- 客 紅 Khách má hồng: cổ nhạc phủ “Hồng nhan bạc mệnh, cổ kim thường kiến” (má hồng hay gặp mệnh bạc, đó là chuyện xưa nay thường thấy).

Câu này chỉ thân phận mỏng manh của người phụ nữ dưới chế độ cũ.

- 長 城Trường thành: tức vạn lí Trường thành, toà thành vạn dặm do Tần

Thuỷ Hoàng sai xây dựng nối liền và kéo dài các toà thành cũ của ba nước Yên, Triệu, Tần chạy dài từ Lâm Thao (Cam Túc) tới Sơn Hải Quan (Bột Hải) dài 5440 dặm khoảng 3000km. Trường Thành ở văn bản này, chỉ miền biên giới

- 甘泉 Cam Tuyền: suối ngọt, cũng là tên một ngon núi ở Thiểm Tây vì trên núi có suối nước ngọt, đời Tần, đời Hán đều xây dựng Ly Cung ở núi này và gọi chung là cung Cam Tuyền.

- 吝Chín lần: người xưa cho rằng trời có chín tầng mây, các tầng thấp là

nơi của trăng, sao, còn tầng cao nhất tầng thứ chín là nơi ở của Thượng đế, sau này dùng để chỉ nơi ở của vua, rồi chỉ nhà vua.

- 使 Sứ trời: là sứ giả do nhà vua phái đi. Đời Hán Hoà đế sai hai người

sứ giả ăn mặc giả làm dân thường đến các châu huyện để thu nhặt ca dao, tục

ngữ và những bài hát dân gian. Hai người tới Ích Châu vào gặp Lý Cáp. Cáp nói

“lúc hai ông ở kinh sư lên đường có biết tin triều đình sai hai sứ giả đi hay không”. Hai người hỏi taị sao Cáp biết. Cáp nói: “thấy trên trời có hai ngôi sao tinh hướng về địa phận Ích Châu mà tới, vì vậy chắc có hai sứ giả nhà vua sai tới”.

- 城 連 Thành liên: Bởi chữ liên thành (những thành liền nhau). Điển tích nước Triệu có hai hòn ngọc quý. Vua nước Tần viết thư xin đem năm thành trì

đổi lấy ngọc ấy. Về sau những vật quý báu gọi là có giá trị liên thành.

- 賊 Giặc trời: dịch thiên kiêu, chỉ dân tộc Hồ ở phía Bắc Trung Quốc.

Trong Hán truyện Hung Nô có câu: Hồ giả, thiên chi kiêu tử (giặc Hồ là đứa con

kiêu căng của trời) ý nói đời Hán, người Hồ tuy thuần phục vua Hán nhưng vẫn thường đến cướp phá miền biên cảnh.

Thông qua số lượng những điển cố, điển tích đã được sử dụng, tác giả

không chỉ cho chúng ta thấy sự hiểu biết sâu rộng, thông kinh sử. Mặt khác, tác

giả thể hiện một tài năng trong việc sử dụng chữ Nôm để viết những điển cố điển tích gốc Hán, điều đó làm nên nghệ thuật đặc sắc của văn bản Nôm, cũng như góp phần vào việc nâng cao khả năng biểu hiện và tính chất trang nhã, hàm xúc của ngôn ngữ văn học.

Một phần của tài liệu khảo sát hai mươi câu thơ đầu trong chinh phụ diễn quốc âm (Trang 31 - 32)