Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong thời gian qua kể từ khi nhà nước ban hành chắnh sách mở cửa nền kinh tế những năm 1990 và định hướng phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Trong đó việc giao thương mậu dịch với các quốc gia trên thế giới có nhiều thay đổi tắch cực, cộng thêm ấn tượng về tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững của Việt Nam trong hơn chục năm trở lại đây đã biến Việt Nam trở thành điểm đến đầy hứa hẹn trong mắt các nhà đầu tư kinh doanh nước ngoài. Và điều tất yếu là hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư được chú trọng phát triển hơn bao giờ hết.
Một yếu tố lớn nữa đó là xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành Logistics trên thế giới. Đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam nó còn là một ngành khá mới mẻ tuy vậy có nhiều tiềm nãng. Do Việt Nam không nằm xu hướng phát triển chung của thế giới, đối với các quốc gia phát triển ngành Logistics chiếm đến 10% tổng GDP, ở Việt Nam hay nhiều nước đang phát triển tỷ lệ này vào khoảng 25-30% tổng GDP. Điều đó một phần thấy được tầm quan trọng của ngành Logistics trong nền kinh tế hiện đại.
Trên đây là những điều kiện thuận lợi làm động lực thúc đẩy dịch vụ Logistics hậu cần hội chợ, triển lãm phát triển hơn nữa ở Việt Nam.
Xu hướng tổ chức các hội chợ, triển lãm nhằm mục đắch xúc tiến thương mại tại Việt Nam hình thành từ năm 1990. Khi đó các sự kiện này hầu hết đều hạn chế về quy mô các đơn vị tham gia cũng như các ngành hàng công nghiệp, tuy vậy dịch vụ Logistics cho hội chợ, triển lãm đã manh nha hình thành từ đó.
Do đặc thù nước ta là một nước đang phát triển, đang giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên các nhà đầu tư không bỏ lỡ thời cơ này với việc tổ chức hàng loạt các hội chợ, triển lãm xúc tiến thương mại trong các lĩnh vực máy móc thiết bị (đặc biệt trong ngành chế biến gỗ, dệt may, nhựa), ngoài ra những hội chợ, triển lãm
máy móc thiết bị nông nghiệp, y tế cũng khá thường xuyên. Gần đây nổi lên là các hội chợ, triển lãm hàng tiêu dùng, trang sức, nội thất cũng rất thành công.
Hầu hết doanh nghiệp Logistics chỉ có quy mô nhỏ, trong số đó các doanh nghiệp có kinh doanh hoạt động hậu cần hội chợ, triển lãm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một thực trạng là giữa các doanh nghiệp không hợp tác với nhau. Ông Nguyễn Hùng - phó tổng giám đốc công ty Kho Vận Miền Nam (Sotrans) cho biết: các doanh nghiệp chẳng những không liên kết mà thậm chắ còn cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Bà Phạm Tú Anh - công ty Vinatrans nói thêm: hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ khá manh mún, chụp giật và hạ giá để lôi kéo khách hàng, trong khi chất lượng dịch vụ thì không rõ ràng, tạo nên những tiền lệ xấu trong hoạt động Logistics.
2.2.2.1 Xu hướng vận động, phát triển của thị trường:
a. Sự phát triển của hội chợ, triển lãm tại Việt Nam:
Trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế và gia nhập WTO của Việt Nam vấn đề xúc tiến thương mại luôn luôn được quan tâm hàng đầu. Các hội chợ triển lãm hay sự kiện, quan hệ công chúng (PR) được tổ chứa chuyên nghiệp và có quy mô ngày càng được mở rộng ra nhiều hơn. Điều này sẽ kết nối các doanh nghiệp Việt Nam lại với nhau gần hơn, cũng như kết nối với các đối tác nước ngoài hay tạo nên hình ảnh tốt đẹp về Việt Nam và nền kinh tế mới hiện nay đối với các quốc gia khác trên trế giới. Thống kê từ danh mục hội chợ, triển lãm những năm gần đây do sở công thương xác nhận. Năm 2008 tại Việt Nam có 75 hội chợ triển lãm thương mại với quy mô lớn trong đó có 30 cuộc hội chợ triển lãm quốc tế chiếm tỷ lệ 40%, năm 2009 có 112 cuộc hội chợ, triển lãm thương mại lớn trong đó hội chợ triển lãm quốc tế là 63 chiếm 56%, 2010 có 74 hội chợ triển lãm lớn trong đó có 38 triển lãm quốc tế chiếm 51% như vậy trong 3 năm qua cùng với xu hướng tăng về số lượng các cuộc hội chợ, triển lãm cũng tăng cả về số lượng và tỷ trọng.
b. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng:
Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam bao gồm khoảng 240000 km đường bộ và 42000km đường thuỷ, 90 cảng biển, 37 sân bay. Tuy nhiên chất lượng của hệ thống này là không đồng điều và còn nhiều yếu kém.
Vận tải đường biển:
Với chiều dài bờ biển là 3.260km, cùng với nhiều cảng biển sâu rộng, Việt Nam được tự nhiên ưu đãi cho sự phát triển của ngành công nghiệp vận tải biển. Hiện nay theo số liệu cục hàng hải thì toàn quốc có 90 cảng được phân bố theo 3 cụm cảng tương ứng 3 miền, nhưng chỉ có cảng quốc tế. Tuy nhiên, đa số là cảng nhỏ, các cảng chắnh là cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng và cảng Sài Gòn, nhưng điều là cảng ở cửa sông và cách biển khoảng 30 đến 90 km. Điều này rất bất lợi cho tàu lớn cập cảng, không cảng nào có thể đón nhận tàu thuộc loại trung bình có trọng tải 50.000 tấn hoặc 2.000 TEUS. Công suất bốc dỡ hàng năm gia tăng một cách đáng kể, cứ khoảng 5 năm lại gấp đôi, từ 56 triệu tấn năm 1998 lên 114 triệu tấn năm 2003. Các cảng gần vùng kinh tế trọng điểm phắa Nam chiếm gần hai phần ba tổng sản lượng cả nước. Đội tàu cũng phát triển từ 679 chiếc lên 1.119 chiếc từ năm 2003 đến năm 2008. Tuy nhiên chất lượng đội tàu chưa cao nên chỉ đảm nhận được khoảng 18% khối lượng hàng hoá XNK của Việt Nam.
Vận tải đường sông:
Với 41.000 km đường sông trong đó 8.000 km có thể khai thác hiệu quả kinh tế. Có thể nói Việt Nam là một nước có mạng lưới giao thông đường sông rất phong phú và dầy đặc với mật độ cao. Mặc dù việc đầu tư phát triển hệ thống đường sông chưa được quan tâm đúng mức nhưng đây vẫn là hệ thống vận tải hữu hiệu đối với các loại tàu thuyền cỡ nhỏ. Đặc biệt các loại hàng hoá giá trị thấp như: than đá, gạo, cát đá và các loại vật liệu khác rất thuận tiện và hiệu quả khi vận chuyển bằng đường sông trong lãnh thổ Việt Nam với khối lượng lớn. Giao thông đường sông vẫn chiếm vị trắ khá quan trọng đối với hai vùng châu thổ đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Vận tải đường sông ở miền Bắc kém phát triển hơn do
địa hình đồi núi, vận tải đường sông ở miền Nam đôi khi gặp khó khăn do độ chênh lệch mực nước sông giữa mùa mưa và mùa khô.
Vận tải đường bộ:
Tổng chiều dài đường bộ của Việt Nam là 240.000 km. Hệ thống đường bộ chắnh bao gồm các con đường quốc lộ, nối liền các vùng, các tỉnh cũng như đi đến các cửa khẩu quốc tế với Trung quốc, Lào, Campuchia. Hệ thống này rất thuật tiện cho vận chuyển hàng hoá vào tận kho và giao thương với các nước láng riềng gần gũi. Ngoài những cây cầu cũ kỹ thì ngày càng có nhiều cây cầu mới được xây đáp ứng được nhu cầu lưu thông trên tuyến đường, tạo điều kiện đi lại tốt nhất cho người dân, chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên chất lượng đường của hệ thống đường bộ Việt Nam còn rất thấp, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống đường cao tốc đạt tiêu chuẩn quốc tế, đường trong các thành phố lớn (Hà Nội, TP.HCM) bị hạn chế về thời gian ra vào, điều này làm ảnh hưởng tới việc chuyên chở hàng hoá vào các khu vực này.
Vận tải đường sắt:
Mạng lưới đường sắt Việt Nam với tổng chiều dài 2.600 km nối liền các khu dân cư, trung tâm văn háo nông nghiệp và công nghiệp trừ khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đường sắt Việt Nam nối với đường sắt quốc tế qua các cửa khẩu với trung quốc bởi hai hướng: với Vân Nam Trung Quốc qua tỉnh Lào Cai, với Quảng Tây Trung Quốc qua tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra đường sắt Việt Nam cũng có tiềm năng nối liền với mạng lưới đường sắt Campuchia, Thái Lan và Malaysia để đến Singapore và tuyến đường sắt của Lào khi được phát triển.
Vận tải đường hàng không:
Theo cục hàng không dân dụng Việt Nam thì Việt Nam có tổng số 37 sân bay phục vụ cho mục đắch dân sự, quân sự quốc phòng. Trong đó cục hàng không dân dụng Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý 22 sân bay với các sân bay tầm cỡ quốc tế như sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay quốc tế Phú Bài. Chất lượng các sân bay lớn ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế, một số sân bay đã bắt đầu quá tải. Vận chuyển hàng hoá quốc tế chỉ
tập trung ở sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất. Về đội máy bay đa số máy bay loại lớn hiện nay là máy bay đi thuê, Việt Nam chỉ sở hữu một số loại máy bay nhỏ, tầm bay hạn chế. Theo quy định phát triển của ngành hàng không đến năm 2015, nhiều sân bay được nâng cấp để có thể đáp ứng cho các loại máy bay dân dụng hạ cánh, cất cánh tối thiểu là loại máy bay vận tải hạng nhẹ như: ATR-72, Foker-70, hay máy bay hạng trung như A320, Boeing 737, thậm chắ là máy bay hạng nặng như A380. Bên cạnh đó, đội máy bay sẽ nâng cấp bởi các máy bay loại lớn thuộc sở hữu của Việt Nam.
c. Sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành:
Ngành công nghiệp Logistics ở Việt Nam mới đang ở thời kỳ phôi thai. Quy mô các doanh nghiệp kinh doanh Logistics còn nhỏ, manh mún, nguồn lợi hàng tỷ USD lại đang chảy vào túi các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tại cả nước có khoảng 800-900 doanh nghiệp kinh doanh Logistics, trong số các doanh nghiệp này có 101 doanh nghiệp là hội viên của Hiêp Hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam (VIFFAS). Và trong 101 hội viên thì có đến 80 hội viên chắnh thức và 21 hội viên liên kết. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Logistics Việt Nam mới chỉ đáp ứng khoảng Ử nhu cầu thị trường và mới chỉ dừng lại ở một số công đoạn của chuỗi dịch vụ khổng lồ này. Trong năm 2009 nhiều dự án kho bãi, Logistics, cảng khô ICD đã được triển khai đầu tư và đi vào hoạt động.
Và nổi bật là sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam như liên doanh giữa Schenker Việt Nam và Gemadept đã đưa vào hoạt động trung tâm Logistics SGL tại khu công nghiệp Sóng thần (Bình Dương) vào ngày 17/03/2009, cung cấp dịch vụ Logistics cho các ngành sản phẩm công nghệ cao, điện tử, hoá phẩm, hàng tiêu dùng,Ầ Hay trung tâm Logistics - ICD Tiên sơn, Tỉnh Bắc Ninh ở phắa Bắc. Nguồn nhân lực Logistics cũng là một vấn đề rất nóng bỏng. Hiện nguồn nhân lực trình độ cao mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu. Do đó việc đầu tư ngắn và dài hạn cho nguồn nhân lực của các công ty Logistics trở thành xu hướng nổi bật trong những năm tới.