đặc trưng riêng của ngành Logistics hội chợ triển lãm quốc tế ở Việt Nam:
2.2.1.1 Xu hướng phát triển ngành Logistics cho hội chở triển lãm trên thế giới:
Xu hướng tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Bất kỳ quốc gia nào, ngành nghề nào dù lớn hay nhỏ, mới hay cũ đều tham gia tắch cực vào xu hướng này. Toàn cầu hoá làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo những nhu cầu về Logistics.
Theo các nhà nghiên cứu thì trong những thập niên đầu của thế kỷ 21, ngành Logistics thế giới sẽ phát triển theo những xu hướng sau:
* Xu hướng thứ nhất: toàn cầu hoá hệ thống chuỗi cung ứng ngày càng mở rộng ra tầm quốc tế với những mạng lưới phức tạp và rộng khắp trên toàn cầu. Từ đó việc phân phối hàng hoá, dịch vụ được thực hiện rộng khắp trên toàn cầu và sự cạnh tranh cũng là cạnh tranh quốc tế.
* Xu hướng thứ hai: sức ép từ phắa khách hàng, khách hàng hiện đại có sức mạnh rất lớn tác động đến nhà cung cấp. Họ luôn có yêu cầu sát sao về tiêu chuẩn dịch vụ hoàn hảo đòi hỏi sự đáp ứng cao yêu cầu họ đưa ra từ phắa nhà cung cấp. Áp lực về giá là rất lớn, doanh nghiệp chuyển dần sự quan tâm từ việc định giá theo chi phắ cơ bản sang chi phắ theo giá. Điều này được hiểu như sau: khi mà sức ép cạnh tranh còn thấp, nhà cung cấp thường định giá sản phẩm dựa vào phần chi phắ cơ bản để cung cấp dịch vụ, cộng thêm một phần lợi nhuận mong muốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên vì sức ép cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh và khách hàng ngày càng lớn người ta phải suy nghĩ đến việc tác động đến chi phắ từ cái giá cạnh tranh mà họ muốn đạt đến. Có hai cách để đạt được điều đó là: kiểm tra và cắt giảm chi phắ đến mức tối thiểu hoặc cộng thêm giá trị cho dịch vụ để khách hàng sẵn sàng trả mức giá cao hơn để có thể thu được lợi nhuận. Lòng trung thành của khách hàng càng thấp vì sự bùng nổ dịch vụ tạo cho khách hàng quyền thỏa sức chọn lựa.
* Xu hướng thứ ba: sự ứng dựng của công nghệ thông tin thương mại điện tử ngày càng được ứng dụng phổ biến và sâu rộng trong các lĩnh vực Logistics và chuỗi cung ứng vì các thông tin càng chuyển nhanh và chắnh xác thì các quyết định trong chuỗi cung ứng và Logistics càng hiệu quả.
- Đặc biệt là hệ thống thông tin trong quản lý chuỗi cung ứng, công nghệ nhận dạng bằng RFID là một phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID. Thẻ RFID được đưa vào sử dụng trong trong rất nhiều lĩnh vực như quản lý đối tượng, quản lý nhân sự, quản lý hàng hoá bán lẻ trong siêu thị, quản lý hàng hoá trong xắ nghiệp hay nhà kho.
- Bên cạnh đó còn có các công nghệ ERP là một phần mềm hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp và quản lý quan hệ khách hàng mã nguồn mở, được thiết kế với mục tiêu có đáp ứng nhanh theo các nhu cầu khác nhau của từng doanh nghiệp.
- Hệ thống CRM đây là lĩnh vực hoạt đông nghiên cứu nhu cầu và hành vi của khách để xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Việc thiết lập tốt mối quan hệ này được xem là yếu tố trung tâm quyết định thành công của doanh nghiệp. CRM có rất nhiều thành phần công nghệ, nhưng sẽ là sai lầm nếu xem CRM chỉ là một thuật ngữ công nghệ, chắnh xác hơn phải xem CRM là một quy trình liên kết tất cả thông tin về khách hàng, về hiệu quả và trách nhiệm trong việc bán hàng, tiếp thị và về xu thế thị trường. Xu hướng sử dụng CRM để tạo dựng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng đang ngày càng trở nên phổ biến trong kinh doanh ngày nay. Việc hàng nghìn khách hàng cùng lúc nhận được những lá thư thăm hỏi cũng như những lời mời giảm giá hấp dẫn không còn là điều gì xa lạ nữa. Với CRM bạn có thể dễ dàng trả lời câu hỏi: Liệu sản phẩm do công ty bạn sản xuất có đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng được không?
* Xu hướng thứ tư: phương pháp kéo (Pull) đang dần được thay thế cho phương pháp đẩy (Put). Bởi vì với phương pháp đẩy, chỉ cần một mắt xắch trong chuỗi hoạt động nhanh hơn mắt xắch sau ngay lập tức sinh ra hàng tồn ở mỗi công đoạn làm tăng chi phắ. Đối với chiến lược kéo ta khắc phục được việc này là do có thể kiểm soát được hoạt động của toàn bộ dây chuyền, mắt xắch sau chỉ cung cấp đủ nhu cầu theo lệnh cho mắt xắch sau.
* Xu hướng thứ năm: thuê ngoài (outsources) thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp ngày càng phổ biến. Hợp tác cùng có lợi được coi như một năng lực lõi, các hình thức Logistics bên thứ ba, bên thứ tư (Logistics 3P/ 4P) có xu hướng tăng và trở nên phổ biến. Toàn cầu hoá nền kinh tế càng sâu rộng dẫn đến tắnh cạnh tranh càng mãnh liệt trong mọi khắa cạnh của nền kinh tế, để đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên vật liệu, phân phối sản phẩm các doanh nghiệp thường xuyên phải cân nhắc tự làm hay thuê ngoài và mua dịch vụ của ai?. Các công ty vận tải giao nhận cũng nhận ra xu hướng đó nhanh chóng chớp lấy thời cơ phát triển và trở thành các nhà cung cấp dịch vụ Logistics và chuỗi cung ứng hàng đầu với hệ thống trên toàn quốc. Để tối ưu hoá sức mạnh của mình và tăng tắnh cạnh tranh và chuyên nghiệp các chủ hàng hoá lớn thay vì tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để thoả mãn nhu cầu của mình thì bây giờ có xu hướng thuê ngoài ngày càng phổ biến.
* Xu hướng thứ sáu: giá trị Logistics và chuỗi cung ứng sẽ chiếm tỷ trọng càng cao trong tổng giá trị thương mại trên thế giới và trong cơ cấu ngành dịch vụ.
* Xu hướng thứ bảy: Châu Á nổi lên như trung tâm Logistics và chuỗi cung ứng mới của thế giới thay cho Châu Âu và Châu Mỹ, những gương mặt tiêu biểu gồm có Nhật, Singapore,Trung Quốc.
* Xu hướng thứ tám: an ninh toàn cầu không ổn định khủng bố và chiến tranh là những mối lo ngại lớn nhất gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp cũng như biến đổi nhu cầu. Từ đó chi phắ cho vấn đề an ninh cũng tăng lên và cộng thêm việc thủ tục liên quan sẽ khó khăn, phức tạp hơn.
2.2.1.2 Đặc trưng riêng của ngành Logistics cho hội chợ, triển lãm quốc tế ở Việt Nam:
Dịch vụ Logistics cho hội chợ, triển lãm bao gồm các hoạt động vận chuyển, lưu kho và chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc nhận uỷ thác mang hàng tới các hội chợ, triển lãm quốc tế ở Việt Nam và trả lại hàng hoá cho khách hàng. Dịch vụ
Logistics cho hội chợ, triển lãm có những đặc điểm riêng so với hàng hoá thông thường là do:
Theo luật thương mại 2005 của Việt Nam quy định hàng hoá từ nước ngoài cần được làm thủ tục tạm nhập và tái xuất để tham gia hội chợ, triển lãm ở Việt Nam. Do đó vấn đề thủ tục hải quan cũng phức tạp hơn so với hàng hoá thương mại khác.
Tuy nhiên một số sản phẩm có thể được bán tại hội chợ, triển lãm, hoặc biếu, tặng ở Việt Nam, hoặc bỏ đi, không tái xuất. Các sản phẩm này cần phải được làm thủ tục, tờ khai, khai báo cụ thể số lượng, tắnh chất, trước khi nhập vào Việt Nam và được sự cho phép của cơ quan hải quan.
Riêng hàng hoá để bán, mục đắch bán cho các tổ chức chuyên doanh tại Việt Nam sẽ khác với bán lưu niệm tại hội chợ, triển lãm, trong hồ sơ xin phép cần phải có bản sao hợp đồng ký kết giữa chủ hàng với các tổ chức chuyên doanh tại Việt Nam, và phải nộp thuế hàng hoá cho Hải quan tại địa điểm hội chợ, triển lãm.
Các sản phẩm đem hội chợ, triển lãm cũng có thể dùng xong tại một nơi và được chuyển tiếp đi cho các hội chợ, triển lãm tại các thành phố, tỉnh thành khác cũng tại Việt Nam.
Riêng các vật phẩm dùng để tiếp tân và phục vụ cho hội chợ, triển lãm, như thực phẩm, nước ngọt, bia, thuốc lá, và các nhu yếu phẩm khác, không kể hàng cấm, với số lượng phù hợp sẽ được nhập khẩu miễn thuế. Và các vật phẩm nói trên không được phép bán hoặc chuyển nhượng tại Việt Nam.
Trong thời hạn lâu nhất là 6 tháng kể từ khi kết thúc hội chợ, triển lãm, hàng thuộc loại tạm nhập-tái xuất sẽ phải xuất lại sang nước của chủ hàng, nếu không có lý do chắnh đáng, cơ quan hải quan sẽ thanh lý các loại hàng này theo quy định hiện hành của nước Việt Nam.
Các quy định về nhập khẩu hàng hoá cho hội chợ, triển lãm quốc tế đã được thể hiện rõ trong quy chế hải quan đối với hàng của nước ngoài đưa vào Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, để hội chợ, triển lãm, ban hành kèm theo quyết
định số 1592-TCHQ/PC ngày 25-10-1986 của tổng cục hải quan về việc ban hành quy chế hải quan đối với hàng hoá của nước ngoài đưa vào Việt Nam.