Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty TNHH MTV Cà phê 721

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV cà phê 721 (Trang 34 - 49)

4.1.1.1 Số lượng

Bảng 1: Quy mô lao động phân theo lao động trực tiếp và lao động gián tiếp của công ty TNHH MTV Cà phê 721

2011 2012 2013

Số người % Số người % Số người %

Lao động

gián tiếp 24 3,06 24 2,92 23 2,90

Lao động

trực tiếp 760 96,94 798 97,08 792 97,10

Tổng 784 100 822 100 815 100

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính công ty TNHH MTV Cà phê 721

Biểu đồ 1: Biểu đồ quy mô lao động phân theo lao động trực tiếp và lao động gián tiếp của công ty giai đoạn 2011 – 2013

lớn hơn so với lực lượng lao động gián tiếp. Qua bảng 1 và biểu đồ 1 ta có thể thấy lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất trong công ty TNHH MTV Cà phê 721 năm 2013 lượng lao động này chiếm tới 97,10% lao động của toàn công ty, còn lao động gián tiếp chỉ chiếm 2,90%. Lực lượng lao động có biến động nhưng nhìn chung khá đều qua 3 năm, mức thay đổi không đáng kể. Mức thay đổi chủ yếu là do CNVC này là do 1 bộ phận đã về hưu, đồng thời cùng với chính sách tuyển dụng của công ty mà vẫn đảm bảo lực lượng CNVC không bị thiếu hụt.

Điều này là tương đối hợp lý vì công ty TNHH MTV Cà phê 721 kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản là chủ yếu. Cùng với việc công ty ngày càng mở rộng quy mô, hình thức hoạt động kinh doanh thì lực lượng lao động trực tiếp trong công ty có sự thay đổi để đáp ứng đòi hỏi của hoạt động kinh doanh điều này thể hiện rõ ở tỷ trọng lao động trong công ty qua các năm. Nhìn vào bảng ta cũng thấy rằng số lượng lao động của công ty là tăng giảm không đều qua các năm.

Trong công ty thì tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và gián tiếp có xu hướng giảm trong những năm vừa qua, tỷ lệ lao động gián tiếp năm 2011 là 3,06% tới năm 2013 là 2,09%. Tuy nhiên lượng giảm không đáng kể với 1 người chiếm tỷ lệ 0,12% so với năm 2013.

Bảng 2: Quy mô lao động phân theo lao động biên chế và lao động thời vụ của công ty TNHH MTV Cà phê 721

2011 2012 2013

Số người % Số người % Số người %

Lao động biên

chế 188 23,98 172 20,92 133 19,50

Lao động thời vụ 596 76,02 650 79,08 682 80,50

Tổng 784 100 822 100 815 100

Biểu đồ 2: Biểu đồ quy mô lao động phân theo lao động biên chế và lao động thời vụ của công ty giai đoạn 2011 – 2013

Do đây là công ty nông nghiệp nên ngoài lực lượng lao động chính trong công ty và các công nhân thì còn lực lượng lao động thời vụ, đây là lực lượng lao động chiếm phần lớn tỉ trọng trong cơ cấu lực lượng lao động của công ty. Qua bảng 2 ta có thể thấy được tỷ lệ lao động trong biên chế có xu hướng giảm xuống từ 23,98% năm 2011 xuống còn 19,05% năm 2013, bên cạnh đó có thể thấy được sự tăng lên đáng kể của lực lượng lao động thời vụ trong cơ cấu lao động toàn công ty, cụ thể từ 76,02% năm 2011 lên 80,05% năm 2013. Sự tăng giảm này là hợp lý do các chính sách phát triển trong các năm của công ty.

Qua biểu đồ 2 ta có thể thấy được lực lượng lao động thời vụ tăng đều qua 3 năm và ngược lại đối với lực lượng lao động biên chế, cụ thể:

Lực lượng lao động biên chế giảm từ 188 người năm 2011 xuống còn 133 người năm 2013, lực lượng lao động thời vụ lại tăng từ 596 người lên 682 người năm 2013, cho thấy được tính hiệu quả của chiến lược của công ty, tinh giảm lực lượng lao động quản lý đồng thời kiêm nhiệm thêm các vị trí, chiến lược phát triển các chương trình dự án đòi hỏi thêm lực lượng lao động thời vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu công việc.

Như vậy với đặc điểm kinh doanh của công ty thì số lượng lao động trong các ngành kinh doanh của công ty là hợp lý. Lực lượng lao động được phân bố như trên là thuận lợi để công ty có thể phát triển mở rộng thị trường, tuy nhiên kéo theo những thuận lợi ấy là những thách thức cho công ty khi thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của mình. Đội ngũ lao động của công ty có sự chênh lệch về độ tuổi, trình độ, giới tính, thâm niên trong nghề do vậy nên có sự đòi hỏi với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty là phải có kế hoạch và chương trình đào tạo hợp lý, cũng như phải thực hiện được việc đánh giá và xác định nhu cầu đào tạo phải chính xác đầy đủ. Như vậy mới đem lại hiệu quả cao đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty.

4.1.1.2 Tình hình sử dụng lao động

Bảng 3: Tình hình sử dụng lao động của công ty

Đơn vị tính: người

STT Nội dung Năm

1 2011 2012 2013 Tổng số CBCNV tham gia BHXH 188 172 166 Tuyển mới 0 0 21 Tổng CBCNV 188 172 145 - Nữ 58 54 50 - Nam 130 118 116 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công nhân trực tiếp lao động 165 148 143

- Cán bộ - nhân viên quản lý 22 20 20

- Cán bộ nhân viên kinh doanh, thủ khoa 02 03 02

2 Nghỉ hưu, thôi việc 12 24 33

3 Tổng số lao động tham gia BHXH cuối năm 176 148 133 4 Trình độ lao động

- Đại học 10 10 13

- Trung cấp 17 17 20

- Sơ cấp 15 15 15

- Trung học phổ thông 25 25 25

- Trung học cơ sơ 66 65 40

- Tiểu học 55 40 20 5 Độ tuổi - Tử 18 đến dưới 30 tuổi 6 6 40 - Tử 30 đến dưới 40 tuổi 71 71 52 - Tử 40 đến dưới 50 tuổi 101 88 20 - Tử 50 đến dưới 60 tuổi 10 7 21

6 Lao động thời vụ( khoán hộ) 608 660 682

7 Tổng số lao động =(3) + (6) 784 808 815

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính công ty TNHH MTV Cà phê 721

Qua bảng 3.1 ta thấy: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm có những sự thay đổi cả về số lượng cũng như chất lượng. Năm 2011 tổng số lao động là 784 người đến năm 2012 tăng lên 24 người (tương ứng tăng 3.06%), năm 2013 tổng số lao động lại tăng lên 7 người so với năm 2012 (tương ứng tăng 0.87%). Công ty có những biến động trên chủ yếu là nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

người, sơ cấp là 15 người, trung học phổ thông là 25 người, trung học cơ sở là 66 người, công nhân là 608 người thì đến năm 2012 đại học, trung cấp, sơ cấp, trung học phổ thông là không đổi, trung học cơ sở giảm 1 người (tương ứng giảm 1.5%), công nhân tăng 52 người (tương ứng tăng 8.55%). Năm 2013 so với năm 2012 người có trình độ đại học tăng 3 người (tương ứng tăng 30%), trung cấp tăng 3 người (tương ứng tăng 17.6%), sơ cấp, trung học phổ thông không thay đổi, trung học cơ sở giảm 25 người (tương ứng giảm 38.5%), công nhân tăng 22 người (tương ứng tăng 3.33%).

Công ty ngày càng chú trọng đến việc đổi mới cơ cấu nhân viên làm việc, lực lượng nhân viên ngày càng được quan tâm đến trình độ cũng như là năng lực thực tế.

4.1.1.3 Cơ cấu tuổi và giới tính

Bảng 4: Cơ cấu tuổi và giới tính của lao động trong biên chế tại công ty TNHH MTV Cà phê 721

Đơn vị tính: người

Giới tính Độ tuổi Lao

động biên chế Nam Nữ ≤30 31-50 51-60 Số người % Số người % Số người % Số người % Số người % 2011 130 69,15 58 30,85 6 3,19 172 91,49 10 5,32 188 2012 118 68,60 54 31,40 6 3,49 159 92,44 7 4,07 172 2013 116 69,88 50 30,12 40 24,10 72 43,37 21 12,65 133

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính công ty TNHH MTV Cà phê 721

Một đặc điểm dễ thấy trong công ty là lực lượng lao động trong công ty trong độ tuổi trung niên và thay đổi không đều qua các năm. Qua bảng 3 thấy rằng năm 2013 lao động trong độ tuổi từ 31 đến 50 của công ty có tỷ lệ cao nhất chiếm 43,37%, sau đó là lao động trong độ tuổi dưới 30 chiếm 24,10%, cuối cùng là lao động trong độ tuổi 51 đến 60 chiếm tỷ trọng thấp nhất là 12,65%. Với lực lượng lao động có độ tuổi dưới 30 của công ty tuy không có tỷ trọng cao nhưng lại là những người có nhiệt thuyết, năng nổ, có tinh thần cầu thị và dễ tiếp thu khoa học kĩ thuật, do vậy công tác đào tạo cần phải thu hút được lực lượng lao động này vào công tác đào tạo để phục vụ

cho giảng dạy nhằm nâng cao tay nghề. Lực lượng lao động chủ yếu của công ty nằm trong độ tuổi 31 -50, đây là đội ngũ với nhiều kinh nghiệm và kiến thức, nằm chủ yếu ở các bậc quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc định hướng cũng như việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch, chương trình hoạt động của công ty trong cơ chế thị trường ngày nay. Do vậy vấn đề đặt ra với công tác đào tạo của công ty chính là làm sao cung cấp cho họ những kiến thức kinh nghiệm còn thiếu để hoàn thành tốt các công việc mà yêu cầu để thực hiện chúng ngày càng đòi hỏi cao hơn.

Trong quá trình thực hiện công tác đào tạo thì công ty TNHH MTV Cà phê 721 cũng đã nhận thức được điều này và đã thực hiện việc đào tạo bằng nhiều hình thức để phát huy khả năng của các nguồn lực này, đó là việc công ty thực hiện các khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên phục vụ, thực hiện phương pháp đào tạo tại chỗ thông qua sự hướng dẫn của lao động có kinh nghiệm…

Bảng 5: Cơ cấu tuổi của lao động trong biên chế được đào tạo tại công ty TNHH MTV Cà phê 721 năm 2013 Đơn vị tính: người ≤30 31-50 51-60 Tổng Số % Số lượng % Số lượng % lượng

Đào tạo tại chỗ 0 0,00 5 55,56 4 44,44 9

Cử đi đào tạo và đào tạo lại 4 33,33 5 41,67 3 25,00 12

Cử đi học ngắn hạn nước ngoài 0 0 0 0 0 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 4 33,33 10 97,22 7 69,44 21

Nguồn : Phòng tổ chức hành chính công ty TNHH Cà phê 721

Do đặc điểm của công ty là công ty sản xuất, chế biến nông sản. Cùng với đó công ty vừa thành lập lâu năm, công ty cần có một chiến lược đào tạo hợp lý, cần có sự lựa chọn các hình thức đào tạo. Có thể thấy kết quả của công tác đào tạo và phát triển của công ty khi thực hiện theo hướng như trên được thể hiện thông qua bảng 4. Qua quá trình đào tạo thì lượng lao động được đào tạo năm 2013 chủ yếu là từ 31 - 50 chiếm 97,22% tiếp đó là độ tuổi từ 51-60 chiếm 69,44% và cuối cùng là độ tuổi dưới 30 chiếm 33,33%. Qua bảng trên cũng có thể thấy rằng với mỗi độ tuổi khác nhau thì công ty tập trung vào đào tạo theo những kỹ năng khác nhau. Với độ tuổi từ 18-30 thì

cạnh doanh nghiệp, đào tạo về kỹ năng lao động và các vấn đề về an toàn. Còn với những người ở độ tuổi từ 31-60 nhất là ở độ tuổi 31-50 đang sung sức và đã chín chắn trong nghề nghiệp thì công ty tập trung đào tạo nâng cao thông qua các lớp học ngắn ngày ví dụ như các lớp đào tạo về quản lý, về kỹ năng làm việc, đào tạo tại chỗ phục vụ công tác quản lí các đội … Như vậy có thể thấy công ty đã có sự lựa chọn đối tượng đào tạo khá kỹ càng và hợp lý…

4.1.1.4 Cơ cấu giới tính

Qua bảng 3 ở trên có thể thấy rằng cơ cấu giới tính ở công ty TNHH MTV Cà phê 721 có sự giảm xuống của nữ giới năm 2011 là 30,85% đến năm 2013 là 30,12%, sự giảm xuống ở tỷ trọng của nữ giới là không đáng kể do CNVC trong công ty giảm đi về cả số lượng, từ đó gây ra sự giảm đi của tỷ lệ so với nhìn chung. Điều này chủ yếu là do công tác trong khuyến nông cần đa phẩn là kỹ sư nông lâm, các công nhân có trình độ kỹ thuật canh tác, mà lực lượng này chủ yếu là nam giới, để có thể đạt được hiệu quả cao trong các chính sách cũng như các chương trình mà công ty đề ra thì sự giảm này là hợp lý.

Bảng 6: Cơ cấu giới tính chia theo lao động gián tiếp và lao động trực tiếp năm 2013 của CNVC trong biên chế tại công ty TNHH MTV Cà phê 721

Đơn vị tính: người

Lao động gián tiếp Lao động trực tiếp

Số lượng % Số lượng %

Nam 16 69,57 100 69,93

Nữ 7 30,43 43 30,07

Tổng 23 100,00 143 100,00

Nguồn : Phòng tổ chức hành chính công ty TNHH MTV Cà phê 721

Hiện nay trong công ty TNHH MTV Cà phê 721 có sự chênh lệch giữa giới nam và nữ, nhưng sự chênh lệch này không đồng đều trong cả công ty. Tại khối lao động trực tiếp thì tỷ trọng giới nam cao hơn so với giới nữ và tương tự ở khối lao động gián tiếp. Mỗi giới đều có những đặc điểm khác nhau làm ảnh hưởng tới khả năng lao động, nữ giới thì thường là phù hợp hơn với những công việc đòi hỏi tính cần cù tỉ mẩn đồng thời nữ giới cũng phù hợp hơn với những công việc cần sự tinh tế, cẩn thận và nhẹ nhàng, do vậy, giới nữ tập trung chủ yếu tại Phòng Kế toán. Trong khi đó thì nam giới lại thích hợp với những công việc có tính năng động sáng tạo, kỹ thuật, sự hấp dẫn chủ yếu tại các phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Nông nghiệp, Kế hoạch – Kinh doanh.

động gián tiếp và lao động trực tiếp năm 2013

Qua biểu đồ 3 ta có thể thấy được mức độ phân chia lao động trong công ty khá hợp lý, lực lượng thực hiện công tác sản xuất, chế biến nói riêng hay lực lượng lao động trực tiếp nói chung có cơ cấu cao hơn so với lực lượng thực hiện công tác quản lý.

Do đó để đem lại hiệu quả trong thực hiện công việc thì công tác đào tạo của công ty cần phải được thực hiện rất kỹ càng đặc biệt là công tác đánh giá và xác định nhu cầu đào tạo của người lao động để tránh tình trạng xuất hiện mâu thuẫn giữa những người được đào tạo và người không được đào tạo trong công ty. Điều này đòi hỏi với người làm công tác đào tạo của công ty phải có sự xác định, bố trí và sắp xếp kế hoạch đào tạo một cách hợp lý.

4.1.1.5 Cơ cấu trình độ

Bảng 7: Cơ cấu đào tạo của lao động trong công ty TNHH MTV Cà phê 721 Đơn vị tính: người

2011 2012 2013

Số người % Số người % Số người %

Đại học 5 5,43 7 6,48 2 1,92 Cao đẳng, trung cấp 1 1,09 0 0,00 0 0,00 Sơ cấp 0 0,00 3 2,78 3 2,88 Lao động khác 86 93,48 98 90,74 99 95,19 Tổng 92 100,00 108 100,00 104 100,00

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính công ty TNHH MTV Cà phê 721

Qua bảng trên thấy được rằng lao động trong công ty TNHH MTV Cà phê 721 phần lớn có trình độ đào tạo là các lao động khác với tỷ lệ chiếm 95,19% năm 2013 sau đó là số lượng đại học và cả 2 loại lực lượng thay đổi không đều qua các năm. Điều là hoàn toàn phù hợp với hình thức kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp (doanh nghiệp nhỏ và vừa). Bên cạnh đó là sự tăng lên dần của các lực lượng lao động có trình độ khác nhau. Từ đó có thể suy ra sự tăng dần của quy mô và chất lượng lao động trong công ty.

Biểu đồ 3: Biểu đồ cơ cấu đào tạo của lao động trong công ty TNHH MTV Cà phê 721

Lao động có trình độ đại học và cao đẳng không nhiều nhưng tập trung chủ yếu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV cà phê 721 (Trang 34 - 49)