Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV cà phê 721 (Trang 26 - 64)

công ty TNHH MTV Cà phê 721.

Ngày nay trong các doanh nghiệp thì đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhu cầu tất yếu, đòi hỏi này xuất phát từ cả lí do khách quan và chủ quan của doanh nghiệp. Lý do khách quan là doanh nghiệp luôn phải chịu áp lực cạnh tranh và các nhu cầu của thị trường. Khi một doanh nghiệp tiến hành đào tạo để nâng cao khả năng cạnh tranh của họ thì doanh nghiệp khác không thể đứng ngoài cuộc mà họ cũng phải tiến hành việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để có thể tạo nên ưu thế trên thị trường. Còn lý do chủ quan là các doanh nghiệp luôn cần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của chính doanh nghiệp mình. Đó là đào tạo người mới vào cho quen với thực tế sản xuất kinh doanh, những người đã làm việc lâu thì cần đào tạo thêm để nâng kiến thức. Nói chung mục đích của doanh nghiệp là cần đào tạo để nâng cao năng suất của người lao động, nhằm giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh và làm cho doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận.

PHẦN THỨ III:

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn

3.1.1 Vị trí địa lý

Công ty nằm trong phạm vi hành chín huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk, phía Bắc giáp Công ty TNHH MTV Cà phê 720; Phía Nam giáp Công ty TNHH MTV Cà phê 716; Phía Đông giáp Công ty 722; Phía Tây giáp Công ty Cà phê 719.

Với tổng diện tích huyện Eakar là 1.037,47 km2, là vùng đất có nhiểu tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển cây công nghiệp dài ngày phục vụ công nghiệp chế biến. Về dân số gồm 8.081 hộ với 40.420 người.

Xã CưNi là một xã thuộc huyện Eakar – tỉnh ĐăkLăk. Phía bắc tiếp giáp với thị trấn Eakar, phía nam tiếp giáp với xã Eakmut, phía đông tiếp giáp với xã Eađar,

phía Tây tiếp giáp với xã EaPăl. Tổng diện tích tự nhiên là 55680 ha; số hộ toàn xã là 4160, số khẩu: 18110; có 09 dân tộc anh em cung sinh sống. Tính đến nay xã có 20 thôn và 03 buôn.

Do là vùng 2 nên địa bàn không thuộc vùng sâu, vùng xa nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.

3.1.2 Giới thiệu sơ lược về công ty

−Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÀ

PHÊ 721.

−Trụ sở: Thôn 11, xã CưNi, Huyện Eakar, Tỉnh Đắk Lắk.

−Điện thoại: (05003)625260

−Fax: (05003625015

−Email: vinacaphe721@gmail.com.vn

−Tổng số lao động trong công ty trên 750 người

−Tổng diện tích được giao 658 ha.

−Vốn điều lệ: 11.000.000.000 đồng.

3.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty được hình thành và phát triển đến nay gần 40 năm. Tiền thân của Công ty là 2 Trung đoàn quân đội làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế gắn với giữ vững quốc phòng, an ninh trên Cao nguyên sau ngày Miền Nam được giải phóng. Đó là Trung đoàn bộ binh

758 và Trung đoàn khai hoang cơ giới 755 trực thuộc Sư đoàn 333, Quân khu 5.

Năm 1982 Trung đoàn 758 được chuyển thành Nông trường 717, Trung đoàn 755 chuyển thành Xí nghiệp khai hoang cơ giới 721 thuộc Xí nghiệp liên hợp 333 - Bộ nông nghiệp công nghiệp thực phẩm, là các đơn vị hạch toán phụ thuộc Xí nghiệp liên hiệp 333.

Năm 2000, theo quyết định số 368 TCT/QĐ ngày 23/8/2000 của HĐQT Tổng Công ty cà phê Việt Nam sáp nhập Nông trường 717 vào Nông trường 721 và đổi tên thành Công ty cà phê 721. Năm 2006 công ty thực hiện phương án sắp xếp đổi mới theo Quyết định 3063 ngày 18/10/2006 của Bộ NN&PTNT về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước Công ty cà phê 721.

Năm 2010 Công ty cà phê 721 chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cà phê 721, đơn vị thành viên của Tổng công ty cà phê Việt nam theo Quyết định số 1005/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 29/4/2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Trải qua 38 năm hình thành và phát triển, các đơn vị tiền thân quân đội năm xưa và công ty ngày nay đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn sự ổn định về an ninh quốc phòng trên mảnh đất Tây nguyên sau ngày Miền nam được giải phóng. Đi đầu mở đất, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội làm cơ sở cho việc phân bố lại lao động và dân cư, xây dựng chính quyền nhân dân và vùng nông thôn mới trên mảnh đất Tây nguyên.

Đồng thời trực tiếp tổ chức sản xuất kinh doanh tạo nên một vùng chuyên canh cây cà phê và lúa nước, tạo ra một khối lượng sản phẩm xã hội to lớn, góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhà nước và giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Tạo nên diện mạo và bộ mặt cảnh quan nông thôn mới trên mảnh đất Tây nguyên. Trong thực hiện nhiệm vụ đổi mới hôm nay, Công ty cũng đã cơ bản giải quyết được các vấn đề về lao động, đất đai, tài chính, ổn định hoạt động và tạo ra các nguồn lực phục vụ cho đổi mới và phát triển theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.4 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty

Căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty áp dụng theo kiểu trực tuyến-chức năng. Bộ máy quản lý gồm:

Chủ tịch kiêm giám đốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kế toán và Phòng Nông nghiệp - Kế hoạch - Kinh doanh.

* Khi quy mô hoạt động của doanh nghiệp phát triển hơn có thể tách phòng Nông nghiệp - kế hoạch-kinh doanh thành Phòng Nông nghiệp - Kế hoạch và Phòng Kinh doanh – Dịch vụ.

Đội gồm 5 đội: 03 đội sản xuất cà phê. 01 đội sản xuất lúa. 01 đội dịch vụ.

Trạm kinh doanh tổng hợp với 1 trạm.

Chủ tịch kiêm Giám đốc Phó giám đốc Phòng NN- KH-KD Phòng TC-HC Phòng Tài chính Kế toán

Kiểm soát viên

Đội 3 SX Cà phê Đội 4 SX Lúa Vườn ươm cà phê Đội 1 SX Cà phê Đội 2 SX Cà phê Kho sản phẩm Bộ phận chế biến Trạm kinh doanh Đội dịch vụ Quan hệ trực tuyến Quan hệ phối hợp Quan hệ chức năng Quan hệ kiểm tra Ghi chú:

(Nguồn: Phòng Tổ chức và nhân sự) Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức Công ty

3.1.5 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

- Sản xuất, đầu tư phát triển cà phê, lúa, các loại giống cây trồng. - Kinh doanh cà phê, nông sản, thiết bị vật tư.

- Sản xuất, kinh doanh bao bì.

- Đầu tư chế biến cà phê, lúa, các loại nông sản.

3.5.6 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV 721 công ty TNHH MTV 721

Do được thành lập từ năm 1976 nên cần có sự củng cố, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo lực lượng lao động cho quá kinh doanh lâu dài của công ty. Cũng như những doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường, công ty phải tìm cách để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Đặc biệt đối với công ty đang cùng với sự chuyển mình của đất nước nên sẽ gặp cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, sản phẩm công ty kinh doanh với chất lượng vượt trội ngày càng đa dạng và phong phú trên thị trường vì vậy yêu cầu đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty sao cho phù hợp với những đặc điểm kinh doanh vốn có mà lại có thể mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Do đó việc tìm hiểu về thực trạng công tác đào tạo và phát triển tại công ty TNHH MTV Cà phê 721 là một yêu cầu đang đặt ra nhằm tìm những ưu điểm để phát huy và những hạn chế còn tồn tại để khắc phục. Từ đây có thể nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Cà phê 721.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập thông tin thứ cấp: tiến hành thu thập tổng hợp những số liệu có sẵn như các báo cáo tổng kết cuối năm về kết quả hoạt động của Công ty, của các năm 2011, 2012, 2013.

Thu thập thông tin sơ cấp: Chủ yếu phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ trong Công ty, từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong quá trình quản lý trong xu thế cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Thu thập số liệu từ những thực nghiệm: Trong phương pháp này, số liệu được thực hiện bằng cách quan sát, theo dõi, đo đạc qua các thí nghiệm. Các thí nghiệm trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, vật lý, hóa học, kỹ thuật, nông nghiệp, kể cả xã hội thường được thực hiện trong phòng thí nghiệm, nhà lưới, ngoài đồng và cộng đồng xã hội. Để thu thập số liệu, các nhà nghiên cứu khoa học thường đặt ra các biến để quan sát và đo đạc (thu thập số liệu). Các nghiệm thức trong thí nghiệm (có những mức độ khác nhau) thường được lặp lại để làm giảm sai số trong thu thập số liệu.

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Tất cả những số liệu được thu thập trong quá trình nghiên cứu được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel và Microsoft Word.

Ngày nay, hầu hết các nghiên cứu đều xử lý số liệu trên các phần mềm máy tính. Do vậy, việc xử lý số liệu phải qua các bước sau:

- Mã hóa số liệu: Các số liệu định tính (biến định tính) cần được chuyển đổi (mã hóa) thành các con số. Các số liệu định lượng thì không cần mã hóa.

- Nhập liệu: Số liệu được nhập và lưu trữ vào file dữ liệu. Cần phải thiết kế khung file số liệu thuận tiện cho việc nhập liệu.

- Hiệu chỉnh: Là kiểm tra và phát hiện những sai sót trong quá trình nhập số liệu từ bảng số liệu ghi tay vào file số liệu trên máy tính.

3.2.3 Phương pháp thống kê kinh tế

Khi đánh giá các mối quan hệ, làm các công tác dự báo và kiểm tra các giả thiết từ học thuyết kinh tế, các nhà nghiên cứu thường sử dụng số liệu theo dạng chuỗi thời gian - các sự kiện quan sát được sắp xếp theo trình tự thời gian - để nghiên cứu các biến số kinh tế vĩ mô. Sự tiêu dùng trong một nền kinh tế do vậy phụ thuộc vào tổng thu nhập lao động và của cải, tiền lãi thực tế, phân bố độ tuổi của dân số...

Là phương pháp nghiên cứu các hình thái kinh tế bằng thống kê trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu và hiện tượng. Khi phân tích thường dùng các phân bổ, hệ thống chỉ tiêu… để tìm ra các quy luật vận động, phát triển và rút ra kết luận cần thiết. Phương pháp thống kê kinh tế bao gồm:

3.2.3.1 Phương pháp thống kê so sánh

Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc), trên cơ sở tìm ra mức độ biến động và phân tích những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nguyên nhân gây ra biến động đó.

3.2.3.2 Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thống kê thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Ví dụ, phân chia nhân khẩu trong nước thành các tổ nam và nữ (căn cứ vào giới tính), thành các tổ có độ tuổi khác nhau (căn cứ vào độ tuổi), v.v... Một ví dụ khác: Phân chia chỉ tiêu giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp thành các tổ là kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước (căn cứ vào hình thức sở hữu), thành các ngành công nghiệp riêng biệt (căn cứ vào hoạt động sản xuất công nghiệp), v.v... Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê, là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác như phương pháp chỉ số, phương pháp tương quan, phương pháp cân đối,...

Tiêu thức thống kê (đặc điểm của đơn vị tổng thể để nhận thức hiện tượng nghiên cứu) được chọn làm căn cứ để phân tổ thống kê gọi là tiêu thức phân tổ. Tiêu thức phân tổ thống kê được chia thành 2 loại: Tiêu thức số lượng và tiêu thức thuộc tính. Tiêu thức số lượng là tiêu thức có thể biểu diễn được bằng con số, ví dụ độ tuổi, thu nhập bình quân của hộ gia đình, trình độ văn hoá, mức năng suất lao động, tiền lương bình quân,... Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức không thể biểu hiện được bằng

con số, ví dụ giới tính, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo,...

Trong đề tài này, các số liệu sau khi được thu thập đã được phân nhỏ ra để phân tích như cơ cấu lao động theo giới (nam, nữ), theo vai trò lao động(lao động trực tiếp, lao động gián tiếp), theo trình độ(Đại học, Cao đẳng, Tung cấp, Sơ cấp, Công nhân kỹ thuật và Lao động phổ thông), theo độ tuổi…

PHẦN THỨ IV:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng về vấn đề công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV Cà phê 721 ty TNHH MTV Cà phê 721

4.1.1 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty TNHH MTV Cà phê 721

4.1.1.1 Số lượng

Bảng 1: Quy mô lao động phân theo lao động trực tiếp và lao động gián tiếp của công ty TNHH MTV Cà phê 721

2011 2012 2013

Số người % Số người % Số người %

Lao động

gián tiếp 24 3,06 24 2,92 23 2,90

Lao động

trực tiếp 760 96,94 798 97,08 792 97,10

Tổng 784 100 822 100 815 100

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính công ty TNHH MTV Cà phê 721

Biểu đồ 1: Biểu đồ quy mô lao động phân theo lao động trực tiếp và lao động gián tiếp của công ty giai đoạn 2011 – 2013

lớn hơn so với lực lượng lao động gián tiếp. Qua bảng 1 và biểu đồ 1 ta có thể thấy lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất trong công ty TNHH MTV Cà phê 721 năm 2013 lượng lao động này chiếm tới 97,10% lao động của toàn công ty, còn lao động gián tiếp chỉ chiếm 2,90%. Lực lượng lao động có biến động nhưng nhìn chung khá đều qua 3 năm, mức thay đổi không đáng kể. Mức thay đổi chủ yếu là do CNVC này là do 1 bộ phận đã về hưu, đồng thời cùng với chính sách tuyển dụng của công ty mà vẫn đảm bảo lực lượng CNVC không bị thiếu hụt.

Điều này là tương đối hợp lý vì công ty TNHH MTV Cà phê 721 kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản là chủ yếu. Cùng với việc công ty ngày càng mở rộng quy mô, hình thức hoạt động kinh doanh thì lực lượng lao động trực tiếp trong công ty có sự thay đổi để đáp ứng đòi hỏi của hoạt động kinh doanh điều này thể hiện rõ ở tỷ trọng lao động trong công ty qua các năm. Nhìn vào bảng ta cũng thấy rằng số lượng lao động của công ty là tăng giảm không đều qua các năm.

Trong công ty thì tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và gián tiếp có xu hướng giảm trong những năm vừa qua, tỷ lệ lao động gián tiếp năm 2011 là 3,06% tới năm 2013 là 2,09%. Tuy nhiên lượng giảm không đáng kể với 1 người chiếm tỷ lệ 0,12% so với năm 2013.

Bảng 2: Quy mô lao động phân theo lao động biên chế và lao động thời vụ của công ty TNHH MTV Cà phê 721

2011 2012 2013

Số người % Số người % Số người %

Lao động biên

chế 188 23,98 172 20,92 133 19,50

Lao động thời vụ 596 76,02 650 79,08 682 80,50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 784 100 822 100 815 100

Biểu đồ 2: Biểu đồ quy mô lao động phân theo lao động biên chế và lao động thời vụ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV cà phê 721 (Trang 26 - 64)