Phương pháp thống kê kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV cà phê 721 (Trang 32 - 34)

Khi đánh giá các mối quan hệ, làm các công tác dự báo và kiểm tra các giả thiết từ học thuyết kinh tế, các nhà nghiên cứu thường sử dụng số liệu theo dạng chuỗi thời gian - các sự kiện quan sát được sắp xếp theo trình tự thời gian - để nghiên cứu các biến số kinh tế vĩ mô. Sự tiêu dùng trong một nền kinh tế do vậy phụ thuộc vào tổng thu nhập lao động và của cải, tiền lãi thực tế, phân bố độ tuổi của dân số...

Là phương pháp nghiên cứu các hình thái kinh tế bằng thống kê trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu và hiện tượng. Khi phân tích thường dùng các phân bổ, hệ thống chỉ tiêu… để tìm ra các quy luật vận động, phát triển và rút ra kết luận cần thiết. Phương pháp thống kê kinh tế bao gồm:

3.2.3.1 Phương pháp thống kê so sánh

Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc), trên cơ sở tìm ra mức độ biến động và phân tích những

nguyên nhân gây ra biến động đó.

3.2.3.2 Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thống kê thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Ví dụ, phân chia nhân khẩu trong nước thành các tổ nam và nữ (căn cứ vào giới tính), thành các tổ có độ tuổi khác nhau (căn cứ vào độ tuổi), v.v... Một ví dụ khác: Phân chia chỉ tiêu giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp thành các tổ là kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước (căn cứ vào hình thức sở hữu), thành các ngành công nghiệp riêng biệt (căn cứ vào hoạt động sản xuất công nghiệp), v.v... Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê, là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác như phương pháp chỉ số, phương pháp tương quan, phương pháp cân đối,...

Tiêu thức thống kê (đặc điểm của đơn vị tổng thể để nhận thức hiện tượng nghiên cứu) được chọn làm căn cứ để phân tổ thống kê gọi là tiêu thức phân tổ. Tiêu thức phân tổ thống kê được chia thành 2 loại: Tiêu thức số lượng và tiêu thức thuộc tính. Tiêu thức số lượng là tiêu thức có thể biểu diễn được bằng con số, ví dụ độ tuổi, thu nhập bình quân của hộ gia đình, trình độ văn hoá, mức năng suất lao động, tiền lương bình quân,... Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức không thể biểu hiện được bằng

con số, ví dụ giới tính, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo,...

Trong đề tài này, các số liệu sau khi được thu thập đã được phân nhỏ ra để phân tích như cơ cấu lao động theo giới (nam, nữ), theo vai trò lao động(lao động trực tiếp, lao động gián tiếp), theo trình độ(Đại học, Cao đẳng, Tung cấp, Sơ cấp, Công nhân kỹ thuật và Lao động phổ thông), theo độ tuổi…

PHẦN THỨ IV:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV cà phê 721 (Trang 32 - 34)