Phân tích về hoạt động giao nhận của công ty Global Cargo

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh giao nhận hàng hóa toàn cầu (Trang 42 - 47)

- Kết quả kiểm tra hàng hóa được ghi trên phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa là: + Quyết định của chi cục Hải quan về hình thức, mức độ kiểm tra hàng hóa: máy so

2.3.1Phân tích về hoạt động giao nhận của công ty Global Cargo

Cùng với sự phát triển của ngành giao nhận trong nước nói chung, Global Cargo đang ngày càng mở rộng phạm vi thị trường giao nhận, đáp ứng ngày càng nhiều yêu cầu của khách hàng. Cơ cấu dịch vụ của công ty đang ngày càng được đa dạng và phát triển để phù hợp với tình hình mới.

Cơ cấu dịch vụ của công ty Global Cargo

Nhìn chung thì các mảng dịch vụ của công ty tương đối đồng đều, không có mảng nào quá trội hơn mảng nào, có thể là nhờ sự đầu tư một cách đồng bộ, duy trì và phát triển tốt từng mảng nhằm mang lại nguồn lợi nhuận về sau cho công ty. Trong đó thì dịch vụ giao nhận ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu dịch vụ chung của công ty thể hiện qua tốc độ phát triển qua các năm. Trong đó dịch vụ vận tải giao nhận đường biển luôn chiếm khoảng 70% đến 90% khối lượng và giá trị giao nhận. Điều này là hoàn toàn phù hợp với tình hình giao nhận chung tại Việt Nam hiện nay.

Bảng 3: CƠ CẤU DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY GLOBAL CARGO

ĐVT:Triệu VND

TÌNH HÌNH

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Giao nhận 1065 28,2 1395 30 2005 32,2

Đại lý cước tàu 772 20,4 929 20 1095 17,6

Vận chuyển hàng 1262 33,3 1489 32 2058 33,

Tổng 3783 100 4657 100 6225 100

(Nguồn : Báo cáo tài chính công ty Glo Cargo)

Bảng 4: SO SÁNH MỨC ĐỘ TĂNG, GIẢM CƠ CẤU DỊCH VỤ QUA CÁC NĂM

ĐVT:Triệu VND

TÌNH HÌNH

Năm 2010 so năm 2009 Năm 2011 so năm 2010

Giá trị % Giá trị %

Giao nhận hàng hóa XNK 330 37,7 710 43

Bảo hiểm hàng hóa 160 18,3 186 15

Đại lý cước tàu 157 18 46 4

Vận chuyển hàng hóa 227 26 477 38

TỔNG 874 100 1.246 100

(Nguồn : Bộ phận chứng từ công ty Glo Cargo)

Nhận xét: Từ bảng trên ta có thể nhận thấy hầu hết các loại hình dịch vụ của công ty đều tăng theo các năm, mức tăng của năm sau tăng cao hơn năm trước. Trừ trường hợp dịch vụ đại lý cước tàu có xu hướng giảm cả ở giá trị tuyệt đối và tương đối. Trong đó, dịch vụ giao nhận có mức tăng cao nhất, cho thấy tầm quan trọng của loại hình dịch vụ này trong hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này là hoàn toàn hợp lý khi loại hình dịch vụ này đang rất phát triển và được công ty quan tâm đầu tư phát triển trong thời gian qua. Bên cạnh đó, dịch vụ vận chuyển hàng hóa lại có mức tăng ấn tượng nhất, đó cũng một phần là sự kết hợp hoàn hảo với dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Bảng 5: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY NĂM TỪ 2009- 2011

ĐVT: Triệu VND

Thị trường 2009 2010 2011

Trị giá % Trị giá % Trị giá %

TP.HCM 1893 50 2.385 51 3.185 50 Bình Dương 795 21 995 21 1.154 21 Đồng Nai 568 15 668 14 875 15 Tây Ninh 37 1 47 1 67 1 Vũng Tàu 75 2 95 2 99 2 Long An 37 1 47 1 100 1 Thị trường khác 378 10 420 9 775 10 Tổng 3783 100 4.657 100 6.255 100

(Nguồn : Bộ phận chứng từ công ty Glo Cargo) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét: Nhìn vào các bảng số liệu trên ta thấy hiện nay thị trường lớn nhất của công ty là TP.HCM chiếm khoảng 50% thị phần hoạt động của công ty. Tiếp theo là thị trường Bình Dương, Đồng Nai. Thị trường TP. HCM liên tục dẫn đầu thị tường qua các năm cho thấy vai trò quan trọng của nó với công ty. Điều này là hợp lý vì công ty đang hoạt động tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh và đây cũng là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, nơi tập trung một số lượng rất lớn các doanh nghiệp. Hiện tại và trong tương lai gần thì công ty vẫn chú trọng tới việc khai thác và phát triển thị trường này. Bên cạnh đó, công ty cũng đang tìm cách phát triển tại một số thị trường mới trong và ngoài nước. Việc phát triển thị trường là rất quan trọng trong chiến lược phát triển của công ty, giúp tăng số lượng khách hàng từ đó giúp tăng doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường như thế nào lại cần có chiến lược riêng, phù hợp với tình hình công ty và tình hình chung của toàn thị trường.

Cơ cấu mặt hàng giao nhận

Bảng 6: CƠ CẤU CÁC MẶT HÀNG GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU TỪ NĂM 2009-2011

ĐVT: Triệu VND

Năm

Thị trường 2009 2010 2011

Trị giá % Trị giá % Trị giá %

Mỹ phẩm 268 31 354 33 556 34

Thực phẩm 214 25 285 26 412 25

Đồ trang sức 185 21 221 20 325 20

Sản phẩm khác 198 23 236 21 335 21

Tổng 865 100 1.096 100 1.628 100

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

Biểu đồ 2: CƠ CẤU CÁC MẶT HÀNG GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU TỪ NĂM 2009-2011

ĐVT: Triệu VND (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

Nhận xét: Từ bảng trên ta có thể nhận thấy các mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm, đồ trang sức là những mặt hàng công ty hay giao nhận. Trong đó mặt hàng mỹ phẩm là mặt hàng chủ yếu của công ty, mặt hàng này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty rất có thế mạnh trong việc giao nhận loại mặt hàng này. Trong tương lai gần thì đây vẫn được coi là mặt hàng mũi nhọn của công ty trong lĩnh vực giao nhận.

2.3.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, ngành dịch vụ giao nhận Việt Nam cũng đang không ngừng phát triển. Mặt khác, ngành dịch vụ giao nhận không đòi hỏi vốn đầu tư phải lớn nên đã và đang có rất nhiều các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước muốn đầu tư vào lĩnh vực này, làm cho thị trường giao nhận trở nên cạnh tranh gay gắt đặc biệt là tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty xác định có các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: được chia làm 2 nhóm chính

Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các công ty con thuộc tập đoàn trong ngành logistics như: Kuehne & Nagel, Schenker, DHL... Đây là những công ty dựa vào sự

lớn mạnh của công ty mẹ để tạo dựng lối đi riêng phát triển ngành logistics tại Việt Nam. Bắt đầu bằng việc mở văn phòng đại diện, các công ty này chuyển sang góp vốn liên doanh rồi là 100% vốn nước ngoài. Đây là những công ty giao nhận vận tải có khả năng cung cấp được các dịch vụ gia tăng mạnh, chuyên nghiệp, thậm chí chỉ kết hợp loại hình vận tải biển với các loại hình vận tải khác như hàng không, đường bộ..., hoặc họ có khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói từ việc đóng gói hàng vận tải cho đến khi giao hàng tận kho của nhà sản xuất... Hầu hết những công ty giao nhận vận tải có khả năng như trên trên thị trường đều là những công ty giao nhận vận tải nước ngoài hùng mạnh với hệ thống trải rộng trên khắp thế giới.

Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Toàn Cầu là các công ty dịch vụ giao nhận hàng hóa trong nước. Quy mô phần lớn các công ty giao nhận trong nước là nhỏ và manh mún. Vốn nhỏ, trang thiết bị lạc hậu và nhân lực thì đa số chỉ có 10 – 20 người/ công ty. Nghiệp vụ chủ yếu của các công ty trong nước chỉ là mua bán cước đường biển, hàng không, khai thuê hải quan, dịch vụ xe tải. Không có công ty đủ năng lực đảm nhận toàn bộ chuỗi cung ứng bao gồm vận chuyển đường bộ, kho bãi, đóng gói, thuê tàu... Các nhà cung cấp dịch vụ nội địa xuất hiện ở nhiều phân khúc của thị trường như dịch vụ xe container, khai thuê hải quan… Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có một điểm yếu là không kết nối được với mạng lưới toàn cầu và chỉ hoạt động như những nhà cung cấp dịch vụ cấp 2; thậm chí là cấp 3, cấp 4 cho các đối tác nước ngoài có mạng điều hành dịch vụ toàn cầu.

Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: đó là các hãng tàu, hãng hàng không

Các hãng tàu, hãng hàng không là những nhà cung cấp bán dịch vụ của mình trực tiếp cho các nhà xuất nhập khẩu và gián tiếp cho các công ty giao nhận vận tải để rồi các công ty giao nhận vận tải bán lại dịch vụ này cho các nhà xuất nhập khẩu sau khi thêm vào đó các dịch vụ gia tăng khác theo yêu cầu của nhà xuất nhập khẩu như khai thuê hải quan, vận tải nội địa, đóng hàng,… hoặc chỉ đơn giản là mua đi bán lại dịch vụ của hãng tàu và hưởng mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

Qua đây ta có thể thấy rằng dịch vụ vận tải biển thực sự là do các hãng tàu cung cấp và họ dường như có thể chi phối được thị trường, họ có thể loại bỏ hầu hết các công ty giao nhận vận tải chỉ mua đi bán lại dịch vụ của họ để họ là người trực tiếp

bán dịch vụ trực tiếp đến các nhà xuất nhập khẩu. Và trên thực tế, đây cũng chính là mong muốn của tất các hãng tàu đang hoạt động trên thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, các hãng tàu, hãng hàng không không thể bao quát tất cả các hoạt động trong chuỗi giao nhận hàng hóa nên họ phải thừa nhận sự phân đoạn dịch vụ và không những phải kết hợp chặt chẽ với các công ty logistics mà còn phải có rất nhiều ưu đãi bằng việc ký những hợp đồng vận tải lớn với giá ưu đãi trong một khoảng thời gian dài.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh giao nhận hàng hóa toàn cầu (Trang 42 - 47)