Định hƣớng đô thị hóa ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2020

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố thái nguyên giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 105 - 167)

6. Cấu trúc luận văn

4.1. Định hƣớng đô thị hóa ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2020

4.1.1. Căn cứ định hướng đô thị hóa ở thành phố Thái Nguyên đến 2020

4.1.1.1. Những mặt tích cực và hạn chế của đô thị hóa TP Thái Nguyên

Quá trình xây dựng và phát triển TP Thái Nguyên trong 10 năm gần đây đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Thành phố đƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn của đô thị loại I năm 2010, nhƣng về cơ bản vẫn còn một số hạn chế trong so sánh tƣơng quan với đô thị loại I. Một số hạn chế của sự phát triển là:

- Hạn chế lâu dài là thành phố nằm sâu trong nội địa, xa các cửa khẩu, bến cảng...Việc thu hút các nguồn lực đầu tƣ, tiếp cận công nghệ tiên tiến gặp nhiều khó khăn, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nhỏ bé. Do nằm trên các trục giao thông trung chuyển, lƣợng hàng hóa lƣu thông nhiều trên các tuyến đƣờng, nhƣng không trực tiếp tạo ra sự phát triển của Thành phố.

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm có tăng cao (trung bình 14,6%/năm) giai đoạn 2006 - 2010. Những kết quả đạt đƣợc về phát triển kinh tế của thành phố trong những năm qua ở mức cao, song chƣa bền vững, nội lực chƣa mạnh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển. Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng kịp tốc độ phát triển và tốc độ đô thị hóa của thành phố.

- Thành phố đang trong giai đoạn phát triển, quá trình đô thị hóa nhanh, song kết cấu hạ tầng đô thị còn nhiều bất cập, chƣa đồng bộ, đan xen giữa quy hoạch mới và cũ. Trong khi đó xã sáp nhập về thành phố năm 2008 và một số xã phía tây thành phố kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc đầu tƣ… kéo theo một số khó khăn nhƣ việc đô thị hoá, xây dựng một số khu

đô thị mới và thực hiện nhiệm vụ về quản lý đô thị, quản lý đất đai và đầu tƣ cơ sở hạ tầng đối với các xã mới mở rộng.

- Nền kinh tế tuy đã đạt đƣợc sự phát triển đáng kể, nhƣng hiện nay còn ở trình độ thấp, sức mua của dân cƣ không cao, lao động dồi dào nhƣng lại thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật, thiếu hụt thông tin....Trong khi đó công tác giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề cho ngƣời lao động gặp nhiều khó khăn, nhất là lao động nông nghiệp có đất thu hồi để thực hiện dự án. Đây là hạn chế lâu dài cần phải khắc phục từng bƣớc

- Tốc độ tăng trƣởng và hiệu quả của ngành dịch vụ chƣa cao, loại hình dịch vụ còn đơn điệu. Nhiều lĩnh vực dịch vụ chƣa đáp ứng và theo kịp tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa; chƣa có sự gắn kết giữa các ngành và địa phƣơng để hỗ trợ phát triển dịch vụ; chƣa tạo ra ngành dịch vụ mũi nhọn của thành phố, chƣa khai thác đƣợc tiềm năng và lợi thế của địa phƣơng.

- Sự xuất hiện các ngành công nghiệp mới đòi hỏi kỹ thuật và công nghệ cao, hiện đại và công nhân lành nghề....trong khi tiềm lực về kỹ thuật còn kém, nguồn nhân lực của thành phố chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, trong khi áp lực của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng gia tăng, ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của tỉnh và thành phố.

- Hệ thống giao thông phát triển chƣa xứng tầm với quy hoạch phát triển đô thị, các tuyến phố chính mặt cắt đƣờng bộ còn nhỏ hẹp, các điểm giao cắt hầu hết là đồng cốt (mới chỉ có một vài điểm giao cắt qua cầu vƣợt). Các công trình giao thông tĩnh (bến xe, các bãi đỗ xe…) còn thiếu về số lƣợng, nhỏ hẹp về diện tích và bố trí chƣa phù hợp.

- Thành phố Thái Nguyên có truyền thống phát triển công nghiệp từ rất sớm, hình thành nhiều các cơ sở sản xuất công nghiệp và khu công nghiệp trong tƣơng lai. Nhà máy, xí nghiệp nhiều tạo lƣợng lớn chất thải nếu không đƣợc xử lý kịp thời đe dọa tới môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng đất nông nghiệp, suy giảm năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích.

- Là một thành phố có tuổi đời gần 50 năm tuổi, nhƣng cho đến nay, thành phố vẫn chƣa tạo ra một bản sắc riêng đô thị. Mọi thế mạnh còn nhạt nhòa, xen lẫn giữa thành phố công nghiệp, thành phố trung tâm giáo dục....

4.1.1.2. Quy hoạch đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050

Định hƣớng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến 2020 đƣợc thủ tƣớng chính phủ phê duyệt theo quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 và trƣớc bối cảnh phát triển mới, thủ tƣớng chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh định hƣớng phát triển đô thị Việt Nam đến 2025 và tầm nhìn đến 2050 theo Quyết định số 445/2009/TTg ngày 23/01/2009 trong đó nêu rõ quan điểm, mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển đô thị Việt Nam. Với quan điểm quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam phục vụ mục tiêu xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các chỉ tiêu cụ thể:

- Định hƣớng quy mô dân số đô thị cả nƣớc năm 2015 khoảng 35 triệu ngƣời, tỷ lệ dân số đô thị là 38%, năm 2020 khoảng 44 triệu ngƣời, tỷ lệ dân đô thị 45%, năm 2025 khoảng 52 triệu ngƣời, tỷ lệ dân đô thị là 50%.

- Năm 2015, tổng số đô thị cả nƣớc đạt khoảng trên 870 đô thị, trong đó, đô thị đặc biệt là 02 đô thị; loại I là 9 đô thị, loại II là 23 đô thị, loại III là 65 đô thị, loại IV là 79 đô thị và loại V là 687 đô thị. Năm 2025, tổng số đô thị cả nƣớc khoảng 1000 đô thị, trong đó, đô thị từ loại I đến đặc biệt là 17 đô thị, đô thị loại II là 20 đô thị; đô thị loại III là 81 đô thị; đô thị loại IV là 122 đô thị, còn lại là các đô thị loại V.

Mạng lƣới đô thị cả nƣớc đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trung tâm, gồm thành phố trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế nhƣ: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, và Huế; thành phố trung tâm cấp vùng nhƣ: Hạ Long, Việt Trì, Thái Nguyên, Hòa Bình, Nam Định, Vinh, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Biên Hòa, Vũng Tàu và Cần Thơ...

Nhƣ vậy, trong quy hoạch đô thị Việt Nam tầm nhìn đến 2020 và xa hơn, TP. Thái Nguyên đƣợc xác định là thành phố trung tâm vùng, đƣợc quy hoạch, đầu tƣ nâng cấp trở thành thành phố loại I trực thuộc trung ƣơng trƣớc năm 2020.

4.1.1.3. Nghị Quyết 37-NQ/TW về phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ của Bộ Chính trị và Kết luận số 27/TB-VPCP của Thủ tướng Chính phủ.

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn chiến lƣợc đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của cả nƣớc; có vai trò lớn về môi trƣờng sinh thái của cả vùng Bắc Bộ với nhiều tiềm năng lợi thế về nông-lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu và kinh tế trang trại. Tuy nhiên, vùng này còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế phát triển chậm, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu kém. Vùng vẫn là nơi nghèo nhất của cả nƣớc, khoảng cách thu nhập với các vùng khác có xu hƣớng ngày càng lớn. Trình độ dân trí còn thấp. Tiềm năng trong vùng khai thác chƣa hiệu quả, còn đơn lẻ và thiếu liên kết vùng. Vì vậy, Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010, trong đó xác định rõ vị trí, vai trò của các tỉnh trong vùng nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Nghị quyết số 37/NQ-TW xác định "phát triển Thái Nguyên thành một trong những trung tâm kinh tế của vùng". Ngày 22/1/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Thông báo số 27/TB-VPCP kết luận của Thủ tƣớng Chính phủ tại buổi làm việc ngày 14/01/2009, trong đó khẳng định "phát triển Thái Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Thủ đô Hà Nội và nằm trong tứ giác tăng trưởng kinh tế vùng". Đây là điều kiện, cơ hội phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của Thái Nguyên, nhƣng cũng là thách thức không nhỏ với địa phƣơng để nằm bắt thời cơ, tạo bƣớc đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội.

Để hoàn thành mục tiêu đó, đòi hỏi Thái Nguyên phải nhanh hơn và cao hơn so với tăng trƣởng bình quân cả vùng. Trong giai đoạn 2010-2020, tốc độ

tăng trƣởng kinh tế của tỉnh phải vƣợt mức 9%-10%/năm của cả vùng. Yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng công nghiệp đòi hỏi thời gian tới tỉnh phải tăng nhanh dân số phi nông nghiệp, phát triển các khu đô thị, trung tâm thƣơng mại, dịch vụ, các thị tứ… Dự kiến, tỷ lệ đô thị hoá vào năm 2020 của tỉnh phải đạt khoảng 44% - 45%.

4.1.1.4. Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 và tác động đến Thái Nguyên

Mục tiêu phát triển của vùng Thủ đô là nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của vùng Thủ đô Hà Nội, khẳng định vị thế của một trung tâm đô thị hiện đại trong khu vực Đông Nam Á và châu Á; giải quyết những bất cập, mâu thuẫn đang tồn tại ảnh hƣởng tới quá trình phát triển chung cho cả vùng Thủ đô Hà Nội. Phát triển hài hoà, nâng cao chất lƣợng hệ thống đô thị trong vùng nhằm giảm sự tập trung vào Thủ đô Hà Nội trên cơ sở xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng cấp vùng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm phát triển bền vững cho toàn vùng.

Phạm vi lập quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính Thủ đô Hà Nội và 7 tỉnh: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hƣng Yên, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Hà Nam và Hoà Bình với diện tích tự nhiên khoảng 13.436 km2

, bán kính ảnh hƣởng từ 100 - 150 km. Phạm vi nghiên cứu bao gồm cả vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các khu vực liên quan đến không gian phát triển kinh tế xã hội của vùng trong tầm nhìn hƣớng tới năm 2050, trong đó có Thái Nguyên. Dân số toàn vùng năm lập quy hoạch (2006) là 12,462 triệu ngƣời, dự kiến đến năm 2020: 14,5 - 15,0 triệu ngƣời.

Phƣơng hƣớng phát triển của vùng là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các đô thị tỉnh lỵ nhằm phát huy vai trò, tiềm năng, thông qua việc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội, giảm sự tập trung quá tải vào thành phố Hà Nội.

đó vùng đối trọng phía Bắc - Đông Bắc gồm các khu vực phía Bắc sông Hồng và dọc theo hành lang trục đƣờng 18, chủ yếu là vùng bán sơn địa thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và tác động đến Thái Nguyên.

Nhƣ vậy, trong quy hoạch vùng Thủ đô, TP. Thái Nguyên đƣợc xác định là cực đối trọng tiềm năng, địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Thủ đô Hà Nội và nằm trong tứ giác tăng trƣởng kinh tế vùng.

4.1.1.5.Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025

Theo Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, mục tiêu của quy hoạch là xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thƣơng mại, du lịch), văn hóa, giáo dục, y tế của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tƣơng đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao.

1.Theo quy hoạch, tỷ lệ đô thị hoá tỉnh Thái Nguyên đƣợc xác định đạt đạt 35% vào năm 2015 và đạt 45% vào năm 2020. Dân số đô thị đạt trên 405 nghìn ngƣời vào năm 2015 (chiếm 35% dân số) và đạt trên 570 nghìn ngƣời (chiếm 45% dân số) vào năm 2020; hệ thống đô thị Thái Nguyên phát triển theo hƣớng lấy công nghiệp và dịch vụ làm nền tảng và hệ thống đô thị hiện tại làm hạt nhân; về mặt không gian, hệ thống đô thị phát triển theo hai chiều bám theo hai trục Quốc lộ 3 và Quốc lộ 1B, lấy thành phố Thái Nguyên làm trung tâm. Nâng cấp TP Thái Nguyên thành đô thị trực thuộc trung ƣơng vào năm 2020 tƣơng xứng với vai trò trung tâm của Tỉnh, của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Thái Nguyên về phát triển đô thị, ngày 31/12/2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025

theo Quyết định số 3554/QĐ-UBND. Theo quy hoạch, đếnnăm 2015, tổng số Đô thị của tỉnh là 15 đô thị, trong đó Đô thị loại I là 01 đô thị (thành phố Thái Nguyên). Đô thị loại III là 01 đô thị (thị xã Sông Công). Đô thị loại IV là 05 đô thị. Cùng theo quy hoạch này, TP. Thái Nguyên đƣợc xác định là hạt nhân của vùng đô thị hóa trung tâm (thành phố Thái Nguyên: thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình trong tƣơng lai) với hạt nhân là thành phố Thái Nguyên. Các chùm đô thị gồm Thị xã Yên Bình; Thị trấn Ba Hàng, thị trấn Bãi Bông, các TTCX Thanh Xuyên, Đa Phúc, … với thị trấn Ba Hàng là trọng điểm; Thị trấn Đình Cả, thị trấn mới La Hiên - Quang Sơn là trọng điểm; Thị trấn Đại Từ, thị trấn Hƣơng Sơn, các TTCX Điềm Thụy, Yên Lãng … với thị trấn Đại Từ, thị trấn Hƣơng Sơn là trọng điểm.

4.1.2. Định hướng đô thị hóa ở thành phố Thái Nguyên đến năm 2020

4.1.2.1.Những nhiệm vụ của vùng và tỉnh đặt ra đối với TP. Thái Nguyên

Tƣ̀ dƣ̣ báo về bối cảnh trong nƣớc, quốc tế và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, chiến lƣợc đô thị hóa của cả nƣớc, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên , nhƣ̃ng nhiệm vụ cơ bản đặt ra cho phát triển kinh tế -xã hội thành phố Thái Nguyên thời kỳ đến năm 2020 là :

- Tăng trƣởng nhanh hơn : Là hạt nhân phát triển của tỉnh Thái Nguyên , tất cả các mục tiêu kinh tế-xã hội của Thái Nguyên đến 2015 và 2020 đều phải cao hơn mục tiêu đặt ra trong quy hoạch của Tỉnh (theo dƣ̣ k iến sơ bộ , phải cao hơn khoảng 1,3 - 1,5 lần). Nhƣ vậy, để thực hiện đƣợc những nhiệm vụ kể trên thành phố Thái Nguyên cần đạt một số chỉ tiêu sau:

+ Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm của Thái Nguyên phải đạt ít nhất 15-16% trong cả thời kỳ 2011 - 2020. Mƣ́c tăng này cao hơn nhiều so với mƣ́c bình quân đƣợc dƣ̣ báo cho cả Tỉnh , trong đó tốc độ tăng trƣởng khu vƣ̣c dịch vụ phải cao hơn mƣ́c trung bình của toàn tỉnh khoảng 1,5 lần.

+ Thành phố p hải là một trong những địa phƣơng thu hút đƣợc nhiều lao động nhất vào các ngành công nghiệp và đặc biệt là dịch vụ . Tỷ trọng lao

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố thái nguyên giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 105 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)