0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 (Trang 79 -167 )

6. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn

Khối lƣợng rác thải rắn của thành phố đƣợc các đơn vị vệ sinh môi trƣờng thu gom trung bình 130 tấn /ngày, tƣơng đƣơng 49.725 tấn /năm, chiếm 90,9% lƣợng chất thải toàn thành phố. Chất thải rắn sau khi đƣợc thu gom đƣợc vận chuyển đến bãi rác Đá Mài có diện tích hơn 10 ha thuộc xã Tân Cƣơng. Bãi rác này nằm cách trung tâm thành phố 10 km về phía tây.

3.2.5. Cơ sở dịch vụ bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc

Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin có công nghệ hiện đại, tốc độ và chất lƣợng cao, hoạt động hiệu quả, làm nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Tổng số thuê bao điện thoại của thành phố hiện tại là 120.601, đạt tỷ lệ 43 máy điện thoại/100 dân. Hơn 17281 thuê bao internet (1260, ADSL).

Các dịch vụ mới nhƣ chuyển bƣu phát nhanh, chuyển tiền nhanh, fax, internet...đã tăng nhịp độ phát triển. Ngƣời dân và các cơ quan đơn vị đƣợc hƣởng các dịch vụ bƣu chính viễn thông hiện đại, đa dạng theo tiêu chuẩn

hội và an ninh quốc phòng. Phổ cập các dịch vụ bƣu chính, viễn thông, tin học cơ bản tới các vùng trong toàn thành phố với chất lƣợng dịch vụ ngày càng cao.

3.2.6. Hệ thống công viên cây xanh

Những năm gần đây, hệ thống công viên cây xanh đƣợc đầu tƣ phát triển mạnh cùng với việc nâng cấp và chỉnh trang đô thị. Công viên sông Cầu chạy dài hơn 200 m dọc ven sông Cầu, bên cạnh đó là khuôn viên Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt nam, đây là khu cây xanh sinh thái đồng thời là cây xanh phòng hộ chống lũ Sông Cầu.

Khu công viên cây xanh phía Bắc thành phố tại trung tâm thành phố gồm quần thể văn hoá thể thao của tỉnh và thành phố. Đó là rạp chiếu bóng Thái Nguyên, trung tâm triển lãm Thái Nguyên, nhà văn hoá thiếu nhi, bảo tàng các văn hoá dân tộc, sân vận động, nhà thi đấu, trung tâm huấn luyện thể dục thể thao. Khu trung tâm cây xanh phía Nam thành phố bố trí phía Bắc đƣờng Lƣu Nhân Chú phục vụ cho khu Gang thép bao gồm sân vận động, các vƣờn hoa cây xanh.

Ngoài hệ thống công viên, mặt nƣớc và diện tích cây xanh đã nêu trên, thiên nhiên còn ƣu đãi cho thành phố TP Thái Nguyên có độ thoáng của dòng sông Cầu chảy qua trung tâm thành phố, với bề mặt cắt ngang trung bình của dòng sông khoảng 150m và 2 dải cây xanh tự nhiên 2 bên bờ sông dài gần 20km. Sự ƣu đãi này đã tôn thêm sắc thái, cảnh quan thiên nhiên của đô thị đặc thù có núi, có sông.

Đặc biệt là Hồ Núi Cốc với hơn 2000 ha diện tích mặt nƣớc hồ, trên 90 hòn đảo lớn nhỏ, đƣợc coi là vịnh Hạ Long thu nhỏ của Thái nguyên. Trên tuyến đƣờng hơn 20 km từ trung tâm thành phố Thái Nguyên vào Hồ Núi Cốc là cảnh quan rừng tái sinh phủ kín, tạo không gian xanh, môi trƣờng sạch đẹp.

3.2.7. Công trình dịch vụ thương mại, du lịch và giải trí

- Xây dựng hệ thống siêu thị có hàng hóa phong phú, đa dạng, phù hợp cho mọi đối tƣợng tiêu dùng. Phát triển loại hình các cơ sở bán hàng tự chọn,

nhất là siêu thị tự chọn, các khu vui chơi, giải trí và khu dân cƣ. Chợ Thái đƣợc nâng cấp thành chợ loại I với hơn 500 hộ kinh doanh.

- Hệ thống nhà hàng, khách sạn phát triển phù hợp với mở rộng thành phố. Khai thác các điểm du lịch lịch sử văn hóa, du lịch văn hóa tâm linh với các di tích lịch sử văn hóa. Các khu vui chơi giải trí, nghỉ dƣỡng trong thành phố đƣợc đầu tƣ khai thác trên cơ sở tiềm năng về cảnh quan hệ thống cây xanh, sông, suối, đồi núi...

3.3. Chuyển biến về dân số, lao động và phân bố dân cƣ

3.3.1. Quy mô và sự gia tăng dân số đô thị

Tính đến 31/12/2009, dân số (bao gồm cả thƣờng trú và quy đổi) toàn Thành phố là 330.707 ngƣời; trong đó dân số thƣờng trú là 279.720 ngƣời, dân số tạm trú quy đổi là 50.997 ngƣời.

Bảng 3.5: Dân số thành phố thái nguyên giai đoạn 1979 - 2009

Năm Số dân (ngƣời) Năm Số dân (ngƣời)

1979 138000 1990 174900 1980 140200 1991 178600 1981 142100 1992 182748 1982 144500 1993 185600 1983 145900 1994 187887 1984 147100 1995 191000 1985 150100 1999 211451 1986 163000 2005 256486 1987 165800 2009 277671 1988 168500 2010 283929 1989 171815

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên các năm

Do đặc điểm tự nhiên, lịch sử và sự tách nhập địa giới hành chính thay đổi qua một số năm. Từ 1962 đến nay đã có 3 lần thay đổi địa giới hành chính

dân số có thể nghiên cứu kỹ là từ năm 1985 đến nay. Nhận định chung động thái dân số ở thành phố Thái Nguyên ở trạng thái "ổn định". Từ 1986 đến nay khi nền kinh tế nƣớc ta chuyển đổi sang cơ chế thị trƣờng, thì vấn đề 'bùng nổ" dân số đô thị do gia tăng cơ học xảy ra ở một số thành phố lớn nhƣ: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Song ở thành phố Thái Nguyên sự gia tăng cơ giới diễn ra chậm, đây cũng là đặc trƣng chung cho các đô thị nhỏ và trung bình, đặc biệt là các đô thị trung du và miền núi.

Thời kỳ 1979 - 1989 mức gia tăng dân số trung bình: 1,8%/năm, thời kỳ 1989-1999 mức gia tăng dân số của thành phố là 2,0 %/năm. Tốc độ phát triển dân số trung bình của thành phố giai đoạn 1999 - 2009 là 2,25%/năm, cao hơn nhiều so với mức bình quân của tỉnh (0,7%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố bình quân 0,98%/năm trong cùng giai đoạn. Nhƣ vậy, gia tăng dân số cơ học giai đoạn 1999-2009 khá cao. Trong 10 năm, từ năm 1999 đến 2009, dân số thành phố tăng thêm 66.220 ngƣời, bằng 23,0% dân số thƣờng trú năm 2009. Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 1986 có sự gia tăng dân số nhanh, đó là kết quả của việc sáp nhập địa giới hành chính một số xã của huyện Đồng Hỷ ở phía Tây thành phố về thành phố Thái Nguyên.

3.3.2. Đặc điểm, kết cấu dân số đô thị

3.3.2.1. Kết cấu dân số theo độ tuổi

Thành phố Thái Nguyên có cơ cấu dân số tƣơng đối trẻ. Số ngƣời dƣới và trong độ tuổi lao động lớn và có xu hƣớng tăng trong giai đoạn 1999 - 2009.

Bảng 3.6: Kết cấu dân số theo nhóm tuổi TP Thái Nguyên năm 1999, 2009

Độ tuổi Năm 1999 Năm 2009

Số ngƣời % Số ngƣời %

0 - 14 50 369 23,82 2009 17,78

15 - 59 146 563 69,31 2009 73,56

> 60 14 519 6,86 4018 8,64

Tổng số 211 451 100,0 277 671 100,0

Nhƣ vậy giai đoạn 1999 - 2009, tỷ lệ trẻ em từ 0 - 14 tuổi rất thấp, đang có xu hƣớng giảm (giảm 6,0 %), tỷ lệ trong độ tuổi lao động lớn (>70,0%), tỷ lệ ngoài độ tuổi lao động có xu hƣớng tăng lên, điều này chứng tỏ rằng dân số thành phố Thái Nguyên đang có xu hƣớng già đi. Trong kết cấu dân số theo độ tuổi, nhóm tuổi từ 15 - 59 ở TP Thái Nguyên chiến tỷ trọng lớn (kể cả năm 1999 và 2009).

Quan phân tích tháp tuổi ta thấy: Tháp tuổi năm 2009 so với tháp tuổi năm 1999 có sự khác biệt rõ rệt, tháp dân số 1999 bắt đầu có sự co hẹp ở đáy tháp (3 thanh ngang từ nhóm tuổi 0 - 4, 5-9 và 10 - 14). Tháp dân số năm 2009 có hình “tang trống”, đây là kiểu chuyển tiếp giữa kiểu tháp có dân số trẻ sang kiểu tháp có dân số già. Số ngƣời dƣới độ tuổi lao động giảm. Số ngƣời trong và trên độ tuổi lao động có xu hƣớng tăng. Tuy nhiên, nhóm tuổi mới sinh và từ 0 - 4 tuổi năm 2009 cao hơn 2 nhóm tuổi trƣớc đó (thể hiện ở thanh cuối cùng của tháp tuổi dài hơn 2 thanh trên liền kề), điều này chứng tỏ rằng mức sinh của thành phố trong những năm gần đây lại có sự gia tăng. Các thanh từ 15 - 19, 20 - 24 tuổi ở cả nam và nữ đều có dạng “phình ra” đột biến của cả tháp dân số năm 1999 và 2009 (năm 2009 thì sự tăng đột biến rõ nét hơn). Điều này đƣợc giải thích bởi đây là lứa tuổi thành niên, trong giai đoạn 1999 - 2009, đặc biệt 5 năm gần đây số lƣợng học sinh sinh viên học ở Thái Nguyên tăng nhanh, riêng Đại học Thái Nguyên có quy mô hơn 40.000 sinh viên chính quy, chƣa kể hơn 10 trƣờng cao đẳng và cao đẳng nghề khác. Mặt khác, do sự phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động, lao động trẻ di cƣ đến thành phố cũng tăng nhanh trong những năm gần đây. Số lao động này lập gia đình cũng làm cho mức sinh trong 5 năm gần đây tăng nhanh, điều này đƣợc thể hiện qua lứa tuổi từ 0-4 của tháp dân số năm 2009 mở rộng hơn so với lứa tuổi từ 5 - 9 và 10-14.

-20000 -15000 -10000 -5000 0 5000 10000 15000 20000 0-4t 5 -9t 10-14t 15-19t 20-24t 25-29t 30-34t 35-39t 40-44t 45-49t 50-54t 55-59t 60-64t 65-69t 70-74t 75-79t 80-84t 85+ Nhóm tuổi Ngƣời Nam Nữ

Hình 3.1: Tháp dân số thành phố Thái Nguyên năm 1999

-25000 -15000 -5000 5000 15000 25000 0-4t 5 -9t 10-14t 15-19t 20-24t 25-29t 30-34t 35-39t 40-44t 45-49t 50-54t 55-59t 60-64t 65-69t 70-74t 75-79t 80-84t 85+ Nhóm tuổi Ngƣời Nam Nữ

Một nhận xét đáng chú ý, năm 2009 so với năm 1999 thì tỷ trọng dân số các nhóm tuổi từ 5 - 14 tuổi giảm mạnh, các nhóm tuổi khác tỷ lệ đều tăng. Tỷ trọng dân số trong nhóm 5-9 (học tiểu học), 10-14 (học THCS) giảm so với năm 2009. Điều này tạo điều kiện cho việc đầu tƣ nâng cao chất lƣợng giáo dục, nhất là công tác phổ cập giáo dục tiểu học và THCS. Nhóm tuổi từ 15 - 59 chiếm tỷ trong cao (73,56% năm 2009), điều này cho thấy dân số trong độ tuổi lao động lớn, là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội, nhƣng cũng là thách thức không nhỏ cho việc giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội có liên quan. Đây là điều ngƣời ta hay thƣờng đề cấp đến cụm từ thời kỳ “dân số vàng”. Tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên năm 2009 tăng cao hơn so với 1999 là 1,78%, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng (đặc biệt là từ 80 tuổi trở lên). Điều này chứng tỏ rằng công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, nhƣng cũng đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết khi tỷ trọng ngƣời cao tuổi trong xã hội ngày càng tăng.

Tỷ lệ dân số phụ thuộc đƣợc tính trên cơ sở so sánh số ngƣời trên/ dƣới độ tuổi lao động với 100 ngƣời trong độ tuổi lao động. Tính theo kết quả điều tra dân số năm 2009, tỷ số phụ thuộc chung là 31,1% (tức là số ngƣời ngoài tuổi cứ 100 ngƣời trong độ tuổi lao động nuôi 31,1 ngƣời). Trong khi tỷ lệ này của toàn tỉnh Thái Nguyên năm 2009 là 39,5% năm 2009.

Tuy nhiên, chỉ số già hóa (tỷ số giữa những ngƣời ≥ 65 tuổi so với nhóm từ 0 - 15 tuổi) tại thời điểm 1/4/1999 chỉ là 28,8% đã tăng lên 31,2% năm 2009.

3.3.2.2. Kết cấu dân số theo giới tính

Tỷ số giới tính (số nam trên 100 nữ) của thành phố Thái Nguyên năm 1999 khá cân bằng, nam có số ngƣời hơn nữ một chút. Tuy nhiên, tỷ số giới tính năm 2009 có sự thay đổi lớn, tỷ số này chỉ là 94,1%. Điều này, cũng đuợc thể hiện khá rõ qua tháp tuổi năm 2009. Ỏ lứa tuổi từ 0 - 14, tỷ lệ nam luôn nhiều hơn nữ. Độ tuổi 15 - 19, 20 - 24 thì tỷ lệ nữ nhiều hơn nam khá lớn, điều

công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động. Các nhóm tuổi lớn hơn cũng tƣơng tự nhƣ vậy. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hƣớng ngày một tăng, do tỷ số giới tính nam nhiều hơn nữ khi sinh của những năm gần đây tăng khá nhanh đã góp phần làm gia tăng giới tính của thành phố Thái Nguyên. Vì vậy mà cần phải có những biện pháp kiểm soát chọn lọc giới tính tránh tình trạng mất cân đối giới tính những năm sau này.

Bảng 3.7: Tỷ số giới tính dân số Thái Nguyên 1999 - 2009

Thời điểm Dân số (ngƣời)

Tỷ số nam/nữ

Nam Nữ

1/4/1999 105 991 105 460 100,5 %

1/4/2009 134 617 143 054 94,1 %

(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, 2009)

3.3.3. Chuyển biến trong phân bố dân cư

Mật độ dân số trung bình của thành phố Thái Nguyên năm 2009 là 1464 ngƣời/km2, tăng thêm 270 ngƣời so với năm 1999 (1194 ngƣời/km2

). Tuy vậy, mật độ dân số thành phố vẫn thấp so với mức quy định của thành phố cấp I và chỉ hơn một chút so với mật độ dân số của một tỉnh đồng bằng sông Hồng (năm 2009, tỉnh Bắc Ninh có mật độ dân số là 1245 ngƣời/km2

). Nếu tính riêng khu vực nội thị thì mật độ dân số thành phố là 3282 ngƣời/km2.

Theo số liệu năm 2009, mật độ dân số Thành phố không đồng đều giữa khu vực nội thị và ngoại thị. Mật độ dân số khu vực nội thị (3282 ngƣời/km2

) cao gấp 5,4 lần khu vực ngoại thị (605 ngƣời/km2). Một số phƣờng trung tâm nhƣ Trƣng Vƣơng, Hoàng Văn thụ, Quang Trung, Phan Đình Phùng, mật độ dân số lên đến 6000 - 10.000 ngƣời/km2. Các phƣờng phía bắc và phía nam mật độ dân số thƣa hơn. Các xã ngoại thị phía tây từ năm 1999 đến 2009 mật độ dân số vẫn thƣa < 500 ngƣời/km2

.

Qua phân tích lƣợc đồ mật độ dân số năm 2009 so với năm 1999 (hình 3.1 và 3.2) ta thấy, mật độ dân số mỗi phƣờng nội thị trung tâm tăng thêm từ 2000 - 3000 ngƣời, mật độ dân số các phƣờng phía bắc (Tân Long, Quang Vinh, Quan Triều) tăng chậm. Khu vực các xã ngoại thị phía tây chiếm đến gần 70% diện tích thành phố, nhƣng dân số chỉ chiếm gần 30% dân số thành phố nên mật độ thƣa, có xã mật độ từ 300 – 400 ngƣời/km2. Việc quy hoạch phát triển Hồ Núi Cốc và khu vực đô thị phía tây sẽ dần làm cho mật độ dân số khu vực phía tây tăng lên.

3.3.4. Chuyển biến trong phân phối dân cư theo quy mô hộ gia đình

Để xem xét sự phân hóa đặc điểm dân số giữa vùng nội thị và ngoại thị, chúng tôi dựa vào chỉ tiêu sự phân phối dân cƣ theo quy mô hộ gia đình. Tỷ lệ các hộ gia đình quy mô nhỏ và vừa ở khu vực nội thị bao giờ cũng chiếm ƣu thế hơn khu vực ngoại thị. Ở khu vực nội thị bình quân đất thổ cƣ trên đầu ngƣời thấp, vì vậy có xu hƣớng tách hộ để có thêm đất ở. Các hộ gia đình ở đây chủ yếu là công nhân, công chức nhà nƣớc, hộ buôn bán, kinh doanh thƣơng nghiệp dịch vụ. Còn ở khu vực nông thôn hoạt động kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp nên cần nhiều lao động, quỹ đất thổ cƣ lớn nên quy mô hộ gia đình lớn hơn.

Bảng 3.8: Tỷ lệ dân số trong từng nhóm hộ gia đình năm 1999 và 2009

Đơn vị: % Năm

Quy mô hộ

Toàn TP KV nội thi KV ngoại thị Năm 1999 Năm 2009 Năm 1999 Năm 2009 Năm 1999 Năm 2009 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Hộ nhỏ (từ 1 - 3 ngƣời) 40,3 63,8 42,4 66,0 33,9 57,6 Hộ trung bình (từ 4 - 5 ngƣời) 46,4 31,0 47,0 29,4 44,4 36,0 Hộ lớn ( > 6 ngƣời) 13,3 5,2 10,6 4,6 21,7 6,4

Trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2009, tỷ lệ hộ gia đình quy mô nhỏ của thành phố có sự chuyển biến rõ nét nhất. Tỷ lệ hộ gia đình quy mô nhỏ toàn thành phố tăng từ 40,3 % lên 63,8%, trong đó cả khu vực nội thị và ngoại thị hộ gia đình quy mô nhỏ đều tăng. Hộ trung bình và hộ lớn đều giảm. Điều

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 (Trang 79 -167 )

×