Vai trò của khu công nghiệp Gang Thép trong sự phát triển ngành công

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố thái nguyên giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 57 - 66)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Vai trò của khu công nghiệp Gang Thép trong sự phát triển ngành công

công nghiệp thành phố Thái Nguyên

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) vạch ra đƣờng lối cách mạng xã hội và quyết định nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở Miền Bắc là công nghiệp xã hội chủ nghĩa mà mấu chốt là: ƣu tiên phát triển

công nghiệp và công nghiệp nhẹ - trong sự ƣu tiên này có các ngành công nghiệp luyện kim.

Ngày 4/6/1959 Chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ huy công trƣờng khu gang thép Thái Nguyên, nơi có mỏ sắt Trại Cau, mỏ đá Núi Voi và là thủ phủ của khu tự trị Việt Bắc, căn cứ địa cách mạng đầu tiên của cả nƣớc. Việc hình thành khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác ở đây nhƣ giao thông vận tải đƣờng sắt, đƣờng bộ, mạng lƣới điện, nƣớc công nghiệp, các cơ sở cơ khí lớn, các cơ sở vật liệu xây dựng. Mặc khác số lƣợng lao động công nghiệp tăng vọt gần 2 vạn ngƣời đặt ra hàng loại những yêu cầu về lƣơng thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, về lƣu thông phân phối, về văn hóa, xã hội. Tất cả những điều đó thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế địa phƣơng biến thị xã Thái Nguyên thành một thành phố, tỉnh Thái Nguyên thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển toàn diện.

Xuất phát từ tình hình thực tế của đất nƣớc, khu gang thép đƣợc thiết kế xây dựng với công suất thiết kế ban đầu là 100.000 tấn thép cán/năm, do Trung Quốc giúp đỡ về mặt kỹ thuật và thiết bị. Sau năm 1975 công suất đó xác định là 120.000 tấn/năm.

Các hệ thống công trình đƣợc xây dựng ở ba khu vực lớn: Lƣu Xá, Cao Ngạn, Trại Cau trong đó Lƣu Xá là trung tâm. Ngoài ra còn có các mỏ ở các địa phƣơng nhƣ: Thanh Hóa, Hải Hƣng, Cao Bằng, Vĩnh Phú.. Năm 1975 chúng ta xây dựng và đƣa vào vận hành thêm nhà máy luyện cán thép Gia Sàng, có công suất thiết kế 50.000 tấn thép/năm do Cộng hòa Dân chủ Đức giúp đỡ về kỹ thuật và thiết bị.

Ngay từ bƣớc đầu, Khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên đã có đủ cơ cấu một khu công nghiệp hiện đại, bao gồm các quy trình công nghệ từ khai thác tuyển rửa quặng, thiêu kết quặng, luyện gang, luyện thép đến cán thép và một hệ thống các cơ sở phục vụ. Khu mỏ sắt Trại Cau có thể sản xuất 250.000 - 300.000 tấn quặng/năm. Các lò cao có dung tích 100m3, công suất mỗi lò là 100 tấn/ngày. Ở Lƣu Xá luyện thép theo phƣơng pháp lò Mác - tanh

(lò bằng) mỗi mẻ thép cho 50 tấn thép, mỗi lò 150 tấn thép/ngày, xƣởng cán thép có công suất xấp xỉ 100.000 tấn thép cán/năm. Ở Gia Sàng, luyện thép theo phƣơng pháp lò LD thổi ôxy từ đỉnh, là một trong những công nghiệp tiên tiến.

Quá trình xây dựng khu gang thép kéo dài trong gần 20 năm, thƣờng xuyên xen kẽ hai nhiệm vụ vừa xây dựng, vừa sản xuất, xây dựng sớm để đƣa vào sản xuất rồi vừa sản xuất vừa xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh, chiến đấu bảo vệ sản xuất rồi lại xây dựng và phục hồi. Nhà máy và công trƣờng luôn đan xen với nhau, khu gang thép lại trải qua hai cuộc chiến thanh phá hoại của đế quốc Mỹ, cả hai lần đều bị tàn phá đến mức hủy diệt và thời kỳ biến động do chiến tranh kéo dài 10 năm (1965-1975). Thực tế mãi đến năm 1976 mới hoàn thành việc xây dựng khu cán thép Lƣu Xá với công suất thiết kế đợt một là 8-10 vạn tấn thép/năm.

Quá trình phát triển khu công nghiệp gang thép (nay là công ty gang thép Thái Nguyên ) có thể chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1959-1964: Vừa chuẩn bị vừa xây dựng.

- Giai đoạn 1965-1975: 10 năm vừa sản xuất vừa chiến đấu.

- Giai đoạn 1976 đến nay: ổn định và phát triển và sản xuất và nhất là thời kỳ đổi mới 1986 đến nay.

Sự ra đời và hoạt động của khu công nghiệp gang thép đã làm biến đổi bộ mặt phía Nam thành phố, từ một vùng đồi hoang vu lau lách và đầm lầy thành khu công nghiệp có diện tích gần 300ha, hiện tại với gần 13.000 công nhân với hơn 20 xí nghiệp đơn vị thành viên.

Lực lƣợng lao động công nhân viên gang thép hiện nay giữ mức ổn định: 13.000 ngƣời (thời kỳ cao điểm những năm 60 là 25.000 ngƣời, những năm 80 là 15.000 - 20.000 ngƣời).

Ngày 29/9/2007, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên khởi công thực hiện dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 đánh dấu mốc phát triển mới

năm 2011 nâng cao năng lực sản xuất phôi thép và thép cán từ nguyên liệu trong nƣớc lên 1.000.000 tấn/ năm đáp ứng tốt nhu cầu thị trƣờng và đƣa Công ty trở thành một trong những nhà sản xuất thép có quy mô, công nghệ và thiết bị tiên tiến trong khu vực và thế giới, đảm bảo cho Công ty phát triển nhanh và bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Với bề dày truyền thống đội ngũ qua gần 50 năm xây dựng và phát triển; bằng ƣu thế nổi trội về năng lực sản xuất phôi thép từ nguyên liệu quặng sắt trong nƣớc; dây truyền sản xuất thép cán công nghệ và thiết bị tiên tiến; hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp là những yếu tố cơ bản làm nên thành công của Công ty, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài và bền vững của Công ty để Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên luôn Lớn mạnh cùng Đất nƣớc.

Từ ngày 1/7/2009, công ty chính thức chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc thành Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (TISCO). Hiện công ty đã có tới 17 chi nhánh đơn vị thành viên với gần 6.000 lao động và 8 công ty cổ phần có vốn góp của công ty tại 9 tỉnh phía Bắc và các nhà máy sản xuất chính đóng tại khu vực Lƣu Xá thuộc phía Nam thành phố Thái Nguyên.

Nhƣ vậy, thực sự từ năm 1976 khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên mới cho ra đời những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của đất nƣớc. Vào những năm cuối thập kỷ 80 đến nay, chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ thế thị trƣờng, tính đến hiệu quả sản xuất, Công ty đã chuyển sang quy trình luyện thép bằng sắt thép phế liệu là chủ yếu, bên cạnh vẫn duy trì luyện gang ( tuy hạn chế), sản lƣợng thép tăng nhanh, đạt 180.000 tấn thép cán (năm 1997). Sản phẩm của công ty gang thép đƣợc đa dạng hóa gồm: thép tròn trơn, thép vằn từ 6-40mm, thép góc, thép kết cấu, sản phẩm nhựa đƣờng, hóa chất các loại, xi măng và vật liệu xây dựng.. giải quyết công ăn việc làm ổn định cho hơn 13.000 lao động trong Công ty.

Cùng với các giai đoạn phát triển của khu công nghiệp gang thép - trên địa bàn thành phố Thái Nguyên cũng đã xuất hiện một loạt các nhà máy xí nghiệp của Trung ƣơng và địa phƣơng: nhà máy điện Cao Ngạn, xí nghiệp cơ khí 1/5, và một loạt các ngành công nghiệp nhẹ và thực phẩm: may, chế biến lâm sản, chế biến chè... các nhà máy xí nghiệp này hiện tại phân bố hầu hết ở vùng nội thị, kéo theo đó sự phân bố các khu và điểm dân cƣ theo 3 cụm chính.

- Cụm công nghiệp phía Nam: Đây là cụm công nghiệp lớn nhất thành phố gồm: Công ty gang thép Thái Nguyên với hơn 20 xí nghiệp thành viên, phân bố rải rác trên địa bàn các phƣờng: Cam Giá, Gia Sàng, Phú Xá, Trung Thành, Tân Thành - tập trung của khu vực phía Nam gần 50.000 dân và một loạt các cơ sở dịch vụ công cộng.

- Cụm công nghiệp phía Bắc gồm: Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Nhà máy điện Cao Ngạn, cơ khí 3/2, Z127, cụm công nghiệp gạch - sứ Tân Long, các mỏ than Quang Vinh, Khánh Hòa - nằm trên địa bàn các phƣờng: Tân Long, Quang Vinh và Quán Triều.

- Cụm công nghiệp Trung tâm: do khu vực Trung tâm tập trung các công trình công cộng, do vậy chủ yếu tập trung các xí nghiệp công nghiệp nhẹ và thực phẩm: xí nghiệp thuốc lá, bánh kẹo, bia Vicoba, may mặc, in, dƣợc.... trải đều trên khu vực Trung tâm thuộc các phƣờng Đồng Quang, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Trƣng Vƣơng....

2.2.4. Sự phát triển và khẳng định vị thế trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục và đào tạo của vùng của thành phố Thái Nguyên

Ngay từ khi mới thành lập, thành phố Thái Nguyên đã đóng vai trò quan trọng với vùng Việt Bắc. Sự ra đời của khu vực Việt Bắc (19/8/1956) đáp ứng những nhiệm vụ cấp thiết của thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã nâng tầm Thái Nguyên trở thành thủ phủ của 6 tỉnh khu vực tự trị: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Trong những

Nhà nƣớc hơn hẳn các vùng khác tạo bƣớc chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, các công sở, nhà máy mọc lên rất nhanh, khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên - con chim đầu đàn của ngành công nghiệp gang thép Việt Nam là kết quả của sự chú ý đầu tƣ đó.

Tuy nhiên vào giai đoạn sau của thời gian 20 năm tồn tại của khu (1956-1976), vai trò của khu tự trị không còn tác dụng thiết thực với đời sống kinh tế - xã hội của vùng và vì vậy sau 5 năm thành lập (1961) chức năng và quyền hạn của khu bị thu hẹp từ cấp chỉ đạo xuống cấp đôn đốc kiểm tra và đến năm 1976 sau 20 năm tồn tại, khu tự trị Việt Bắc đã giải tán, các tỉnh trở về trực thuộc Trung ƣơng.

Về mặt khoa học, giáo dục và đào tạo ngay từ những năm 60, Đảng và Nhà nƣớc ta đã chú ý Thái Nguyên nhƣ là hạt nhân thúc đẩy của toàn vùng. Một loạt các trƣờng Đại học lần lƣợt đƣợc thành lập: Đại học Sƣ phạm Việt Bắc, Đại học Nông nghiệp III Bắc Thái, Đại học Y Khoa Bắc Thái, Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, Cao đẳng Sƣ phạm Việt Bắc. Hơn 20 trƣờng trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cũng ra đời trong những năm 60, 70, 80. Hàng vạn nhân lực có trình độ Đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đã từ Thái Nguyên trƣởng thành trở về xây dựng quê hƣơng tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Đến nay số lƣợng sinh viên từ các tỉnh về học tập tập trung gần 2 vạn ngƣời (chƣa kể các nguồn tại chức).

Hiện nay, Đại học Thái Nguyên (thành lập năm 1994 trên cơ sở sáp nhập các trƣờng đại học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên) có 19 đơn vị trực thuộc, trong đó có 09 đơn vị đào tạo (7 trƣờng đại học, 2 khoa trực thuộc) với quy mô đào tạo 86.687 học sinh sinh viên (HSSV), trong đó hệ chính quy là 46.636 ngƣời. Bậc học sau đại học đang đào tạo gần 3500 học viên thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II và 159 nghiên cứu sinh. Số lƣợng cán bộ, giảng viên của Đại học Thái Nguyên là 3540 ngƣời, trong đó có 90 giáo sƣ, phó giáo sƣ, 257 tiến sĩ và hơn 1000 thạc sĩ.

Ngoài số lƣợng sinh viên học sinh trên, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên còn có hơn 10 trƣờng cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề trực thuộc tỉnh và Bộ ngành với số lƣợng hơn 20.000 học sinh sinh viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phố Thái Nguyên đƣợc biết đến với khu du lịch nổi tiếng hồ Núi Cốc và gần 100 di tích lịch sử, trong đó có cụm di tích Đền thờ Đội Cấn, nhà Lao Thái Nguyên, phòng tuyến Gia Sàng đã đƣợc xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, nơi ghi dấu một sự kiện vang dội cả nƣớc, làm chấn động nƣớc Pháp và các nƣớc thuộc địa, đó là cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên nổ ra tại thị xã Thái Nguyên năm 1917 do Đội Cấn và Lƣơng Ngọc Quyến lãnh đạo. Thành phố Thái Nguyên còn nổi tiếng với thƣơng hiệu chè Tân Cƣơng. Hiện nay vùng chè đặc sản Tân Cƣơng đƣợc thành phố quy hoạch thành cụm làng nghề và trở thành địa điểm hấp dẫn khách du lịch trong nƣớc và quốc tế góp phần phát huy, tôn vinh các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam nằm ngay trung tâm thành phố là một quần thể kiến trúc quan trọng trong kiến trúc đô thị. Bảo tàng là nơi lƣu giữ, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của 54 tộc ngƣời trên toàn quốc. Vƣờn hoa sông Cầu và Quảng trƣờng 20-8, Trung tâm hội nghị Văn hóa, nhà thi đấu đa năng, sân vận động với sức chứa trên 3 vạn ngƣời, là nơi thƣờng xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và thành phố.

Thành phố Thái Nguyên là nơi tập trung 15 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của Trung ƣơng và địa phƣơng, nhƣ Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng, bệnh viện lao, bệnh viện mắt, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện phục hồi chức năng...với trên 3.000 giƣờng bệnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và điều trị cho nhân dân trong vùng. Ngoài ra còn có 5 trung tâm trực thuộc sở y tế làm công tác dự phòng và chỉ đạo chuyên môn. Với vai trò là trung tâm y tế vùng, các bệnh viện đã triển khai, đầu tƣ hệ thống máy móc, thiết bị kỹ thuật y tế chuyên sâu, hiện đại về hồi sức cấp cứu, ngoại sản, truyền máu, xét nghiệm

siêu âm xuyên sọ, điều trị bằng laze.... nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho nhân dân, góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện lớn ở Hà Nội.

2.2.5. Các nhân tố dân cư, dân tộc

Tính đến 31/12/2009, dân số (bao gồm cả thƣờng trú và quy đổi) toàn Thành phố là 330.707 ngƣời; trong đó, dân số nội thị (gồm 18 phƣờng) là 288.077 ngƣời chiếm 77,43% tổng dân số toàn Thành phố (bao gồm dân số thƣờng trú là 201.277 ngƣời và dân số quy đổi là 86.800 ngƣời, dân số ngoại thị (bao gồm 10 xã) là 83.973 ngƣời chiếm 22,57% tổng dân số toàn Thành phố (bao gồm dân số thƣờng trú là 78.433 ngƣời và dân số quy đổi là 5.540 ngƣời);

Bảng 2.3: Dân số tạm trú trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

TT Dân số tạm trú Đơn vị Số lƣợng (ngƣời)

Thời gian tạm trú (ngày) Dân số quy đổi (ngƣời)

1 Khách đến tham quan du lịch Ngƣời 400.000 7 15.344

2 Khách đến công tác, hội họp Ngƣời 10.000 5 275

3 Ngƣời đến làm ăn Ngƣời 20.000 100 10.960

4 Ngƣời đến chữa bệnh và ngƣời nhà

đến thăm nom Ngƣời 100.000 3 1.644

5

Học sinh và ngƣời nhà đƣa con em thi vào các trƣờng ĐH, CĐ, Trung học dạy nghề

Ngƣời 260.000 6 8.550

6

Ngƣời nhà đến thăm con em đang học tập tại các trƣờng ĐH, CĐ, TH

dạy nghề Ngƣời 23.000 4 504

7 Sinh viên học tại chức tại các trƣờng

ĐH, cao đẳng Ngƣời 10.000 150 8.220

8 Học sinh phổ thông các cấp trọ học

(chƣa tính vào dân số thƣờng trú) Ngƣời 5.500 270 5.500

Tổng cộng: 828.500 50.997

Trải qua tiến trình lịch sử, các dân tộc trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã tạo lập cho mình một kho tàng văn hoá truyền thống vô cùng quý báu, đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. Thành phố Thái Nguyên có hơn 8 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục tập quán riêng, tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá. Về tiếng nói, đƣợc xếp vào 4 nhóm chính là: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mƣờng (có dân tộc Kinh); nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (có các dân tộc Tày, Cao Lan, Nùng); nhóm ngôn ngữ Mông - Dao (có các dân tộc Mông, Dao, Pà Thẻn, Tống); nhóm ngôn ngữ Hán (có các dân tộc Sán Dìu, Hoa).

Bảng 2.4: Kết cấu dân số theo dân tộc của TP. Thái Nguyên năm 2009

Dân tộc Năm 2009 Số dân (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng số 277671 100,0 1. Kinh 239017 86,1 2. Tày 19312 7,0 3. Nùng 8603 3,1 4. Sán dìu 6015 2,2 5. Sán chay 792 0,3 6. Dao 1057 0,4 7. Hmông 395 0,1 8. Hoa ( Hán) 315 0,1 9. Các dan tộc khác 2165 0.8

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố thái nguyên giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 57 - 66)