Những chuyển biến về kinh tế đô thị

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố thái nguyên giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 68 - 73)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Những chuyển biến về kinh tế đô thị

Kinh tế và đô thị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt là mối quan hệ giữa sự phát triển công nghiệp, dịch vụ với quá trình đô thị hóa. Khi kinh tế phát triển (đặc biệt là công nghiệp phát triển) nó ảnh hƣởng tới sự phát triển của mạng lƣới đô thị, các khu công nghiệp chính là một trong những nhân tố tác động hình thành nên các đô thị mới. Quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa tất yếu sẽ dẫn đến sự hình thành đô thị và quá trình đô thị hóa cũng có tác động ngƣợc lại. Vì vậy, có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển đô thị, song hoạt động kinh tế vẫn là nhân tố quyết định.

3.1.1.1. Quy mô và tăng trưởng kinh tế

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2006- 2010 của TP Thái Nguyên

Đơn vị: % Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng GDP Trong đó: 14,3 15,8 16,5 12,4 14,0 - Ngành Dịch vụ 16,5 17,2 18,3 14,7 15,5

- Công nghiệp và xây dựng

13,6 15,6 16,0 11,2 13,5

- Nông, lâm và ngƣ nghiệp

6,2 7,3 8,0 5,1 4,7

GDP bình quân đầu ngƣời

(triệu đồng - giá hiện hành)

14,4 16,8 19,5 25,1 30,0

Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,6%, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 14,4%. Nhìn chung, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố luôn cao hơn so với toàn tỉnh và trở thành đầu tàu tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng từ 9,97 triệu năm 2004 lên 30,0 triệu năm 2010.

Tuy thành phố chỉ chiếm 24,7% dân số của tỉnh (năm 2009) và 2,3 % dân số toàn vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, nhƣng thành phố đóng góp đáng kể vào GDP của tỉnh và vùng. Năm 2009, GDP của thành phố chiếm tới hơn 50,0% GDP của tỉnh và gần 6,0% GDP của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Thu ngân sách theo phân cấp trên địa bàn năm 2010 đạt 400 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2005 (167 tỷ đồng). Tổng thu ngân sách trên địa bàn thì năm 2010 đạt trên 1000 tỷ đồng. Thu ngân sách đảm bảo chi thƣờng xuyên và đáp ứng một phần nhu cầu đầu tƣ phát triển.

3.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong 10 năm qua, nhất là 5 năm gần đây, sự phát triển của 3 khu vực kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hƣớng hiện đại cho thấy thành phố đã từng bƣớc khai thác đƣợc các lợi thế so sánh của một đô thị loại I, một trung tâm phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành phi nông nghiệp tăng lên và tỷ trọng của ngành nông, lâm và ngƣ nghiệp giảm dần. Cụ thể, tỷ trọng trong GDP của các ngành phi nông nghiệp tăng lên từ 90,6% năm 2000 lên 93,7% năm 2005, 95,4% năm 2010. Tỷ trọng của ngành nông, lâm và ngƣ nghiệp trong GDP giảm tƣơng ứng từ 9,4% xuống còn 6,3 % và 4,6% (xem bảng 3.2). Xét theo 3 nhóm ngành kinh tế, tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng tuy không ổn định qua các năm, nhƣng ngành này vẫn luôn đóng góp cao nhất vào tổng sản phẩm của thành phố, năm 2000 chiếm 46,1%, năm 2005 chiếm 49,7%, năm 2009 chiếm 47,8% và năm 2010 là 48,0%. Tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng lên trong giai đoạn 2000 - 2010; cụ thể năm 2000 chiếm

47,4%. Ngành nông, lâm và ngƣ nghiệp tuy vẫn tăng trƣởng về giá trị tuyệt đối (bình quân trên 6,2% giai đoạn 2006-2010) nhƣng tỷ trọng trong tổng sản phẩm của thành phố giảm dần phù hợp với định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và cả nƣớc.

Bảng 3.2: Cơ cấu tổng sản phẩm phân theo 3 khu vực kinh tế của TP Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010 (giá hiện hành).

Đơn vị: %.

Năm Chỉ tiêu

2000 2005 2006 2009 2010

Tổng sản phẩm 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

- Công nghiệp và xây dựng 46,1 49,7 49,3 47,8 48,0 - Ngành Dịch vụ 44,5 44,0 45,0 47,0 47,4 - Nông, lâm và ngƣ nghiệp 9,4 6,3 5,7 5,2 4,6

Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên, 2010

Về đóng góp vào tăng trƣởng tổng sản phẩm của thành phố, ngành công nghiệp và xây dựng luôn đóng góp nhiều nhất cho tăng trƣởng kinh tế thành phố, tiếp đến là ngành dịch vụ và nông nghiệp.

3.1.1.3. Phát triển kinh tế theo các ngành

a) Phát triển công nghiệp

Ngành công nghiệp và xây dựng đạt tốc độ tăng trƣởng khá cao và tƣơng đối bền vững. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành trên địa bàn thành phố năm 2010 đạt 7500 tỷ đồng (trong đó công nghiệp địa phƣơng là 2718 tỷ đồng), chiếm 2/3 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, tăng 1,8 lần so với năm 2005. Ngành công nghiệp và xây dựng đóng góp từ 46,0 - 48,0% trong GDP của thành phố. Sản phẩm chủ yếu là sắt thép, chè, may mặc...Các nhóm ngành , sản phẩm thế mạnh và có lợi thế đang đƣợc quan tâm đầu tƣ

nhƣ luyện kim, cơ khí, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng...có bƣớc phát triển và tạo đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh trong giai đoạn vừa qua đều khá và tƣơng đối ổn định. Sản lƣợng sản xuất một số sản phẩm truyền thống nhƣ khai thác than sạch, sản xuất xi măng, thép cán, vật liệu nổ công nghiệp...đều có sự gia tăng, trong đó điển hình là sản phẩm may và xi măng.

Công tác quy hoạch phát triển công nghiệp đƣợc đẩy mạnh, đã quy hoạch các cụm công nghiệp theo nhóm, ngành, tập trung chủ yếu ở các xã, phƣờng ngoài khu vực trung tâm thành phố để đảm bảo môi trƣờng và thuận lợi giao thông. Ngoài các khu vực công nghiệp cũ, trong những năm gần đây thành phố Thái Nguyên có một số khu, cụm công nghiệp lớn mang tính chất vùng đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng trên địa bàn thành phố:

- Cụm công nghiệp số 1, số 2 thuộc phƣờng Tân Lập có quy mô 150 ha, tập trung sản xuất các sản phẩm luyện kim màu, vật liệu xây dựng....

- Cụm công nghiệp Cao Ngạn có quy mô 170 ha thuộc xã Cao Ngạn. Đây là cụm phát triển đa ngành, mang tính tổng hợp.

- Cụm công nghiệp công nghệ cao có quy mô 270 ha thuộc xã Quyết Thắng, tập trung sản xuất phần mềm, chế tạo vi mạch điện tử...

- Khu công nghiệp gang thép bao gồm 11 nhà máy, xí nghiệp ở phía nam thành phố với diện tích gần 300 ha.

Hình thành các cụm công nghiệp làng nghề: Làng nghề chế biến chè tại xã Tân Cƣơng, xã Phúc Trìu và làng nghề bún, bánh tại xã Cao Ngạn; các làng nghề mành cọ, thủ công mỹ nghệ, thêu ren, đồ mộc tại xã Lƣơng Sơn.

b) Phát triển thƣơng mại và dịch vụ

Tốc độ tăng trƣởng ngành thƣơng mại - dịch vụ giai đoạn 2004 - 2010 đạt 15,2%/ năm, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 tăng trung bình trên 16,0%. Tỷ trọng ngành dịch vụ - thƣơng mại trong GDP tăng từ 44,02% năm 2005 lên 47,4% năm 2010.

Các thế mạnh về thƣơng mại, dịch vụ, du lịch đƣợc khai thác hiệu quả, phát triển đa dạng, phong phú cả về quy mô, hình thức góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2010 đạt 7620,6 tỷ đồng, tăng 2,9 lần so với năm 2005. Trên các phố chính và khu vực các phƣờng trung tâm đã hình thành 6 siêu thị gồm siêu thị tổng hợp và siêu thị chuyên ngành (điện máy, sách, nội thất...). Đến năm 2010, trên địa bàn thành phố đã có 25 chợ các loại, trong đó có 02 chợ loại I, 3 chợ loại II, còn lại là chợ loại III với tổng diện tích là 119.161 m2. Nổi bật là chợ Thái, đây là công trình do công ty cổ phần Trung Tín (Hà Nội) làm chủ đầu tƣ với số vốn đã đầu tƣ 135 tỷ đồng, công trình đã hoàn thành giai đoạn I. Sau 1 năm đi vào hoạt động đã thu hút hơn 500 hộ vào kinh doanh ổn định, tạo việc làm cho trên 1000 lao động có thu nhập ổn định và 150 lao động trực tiếp quản lý chợ. Hiện nay, các chợ đang đƣợc đầu tƣ xây dựng lại gồm: Chợ Tân Long, chợ Minh Cầu, chợ Túc Duyên, chợ Đồng Quang, chợ Đán, chợ Quang Vinh.

Với điều kiện khí hậu và vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên là nơi hội tụ nền văn hoá của các dân tộc miền núi phía Bắc. Thành phố là đầu mối của các tuyến, tua du lịch, do vậy các khu vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng khách sạn liên tục đƣợc đầu tƣ nâng cấp, xây mới, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng của du khách. Lƣợng khách du lịch đến thành phố tăng bình quân 25,0%/năm, trong đó lƣợng khách quốc tế năm 2010 tăng 5,9 lần so với năm 2005. Các cơ sở lƣu trú, khách sạn đƣợc đầu tƣ nâng cấp, mở rộng và nâng cao chất lƣợng phục vụ. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn thành phố có trên 60 khách sạn và 370 nhà nghỉ với tổng số trên 4000 phòng, trong đó có 3 khách sạn 3 sao, 7 khách sạn 2 sao, phục vụ hơn 500.000 lƣợt khách đến Thái Nguyên mỗi năm.

Dịch vụ bƣu chính viễn thông phát triển nhanh. Tính bình quân đã có 43 thuê bao điện thoại/ 100 dân, 1700 thuê bao internet, chiếm 65 % thuê bao internet của tỉnh.

c) Phát triển nông nghiệp sinh thái đô thị

Sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển nhƣng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của Thành phố ngày càng giảm, từ 5,72% năm 2006 xuống còn 4,62% năm 2010; Giá trị tăng thêm do ngành nông nghiệp tạo ra trong GDP của Thành phố tăng 6,2%/ năm. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2010 đạt 232 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 52%, ngành chăn nuôi chiếm 31,5%, ngành dịch vụ là 16,5%.

Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 22 triệu đồng năm 2004 tăng lên 50 triệu đồng năm 2008 và 64 triệu đồng năm 2010. Trong đó, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng chè, cây ăn quả năm 2010 đạt 84,0 triệu đồng. Thực hiện mô hình sản xuất rau an toàn cung cấp cho dân cƣ thành phố với diện tích hơn 10 ha với hơn 100 hộ dân. Năm 2010, thành phố có 60 trang trại chăn nuôi (năm 2006 có 15 trang trại), bƣớc đầu hạn chế tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún trên địa bàn thành phố. Trang trại chăn nuôi gia cầm từ 2000 - 16000 con có 38 trang trại; trang trại chăn nuôi lợn từ 100 - 2000 con có 18 trang trại; trang trại chăn nuôi từ 100 - 2000 con có 18 trang trại. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm chiếm 31,5% trong cơ cấu nông nghiệp. Hàng năm tạo việc làm cho 1200 lao động với mức thu nhập từ 1,5 đến 2,0 triệu đồng/tháng. Các trang trại chăn nuôi góp phần kiểm soát dịch bệnh do đầu tƣ công nghệ chăn nuôi tiên tiến.

Thành phố đã và đang phát triển vùng chè Tân Cƣơng và các xã lân cận với hơn 1000 ha chè, cho năng suất trung bình 125 tạ/ha, sản lƣợng đạt 13.380 tấn chè búp tƣơi (năm 2010).

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố thái nguyên giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)