6. Cấu trúc luận văn
2.3. Sự mở rộng và thay đổi cấu trúc không gian thành phố Thái Nguyên
Theo một số tài liệu, năm 1952 dân số thị xã Thái Nguyên mới có 15.000 dân, định cƣ trên một diện tích 1,5 km2 (thuộc một phần Trƣng Vƣơng và Túc Duyên ngày nay). Sau hòa bình 1954, thị xã Thái Nguyên tiếp tục đƣợc mở rộng ra vùng lân cận: gồm phƣờng Quán Triều, Đồng Quang, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng.
Mốc đặc biệt quan trọng là năm 1958, khu Gang thép Thái Nguyên đƣợc xây dựng ở phía Nam, cách trung tâm thị xã gần 10km, với một lực lƣợng lao động đông đảo hơn 2 vạn ngƣời (gồm bộ đội xuất ngũ là chủ yếu) tham gia bạt đồi, núi, san lấp gần 50 quả đồi bát úp biến vùng đồi hoang vu, sình lầy thành một khu công nghiệp lớn , mở ra một không gian cho việc mở rộng thành phố xuống phía Nam. Từ đó khu gang thép và thành phố có quan hệ hữu cơ với nhau hình thành cụm công nghiệp gang thép kéo theo sự phát triển cơ sở hạ tầng (nhà máy điện, nƣớc, hệ thống giao thông đƣờng sắt Hà Nội - Thái Nguyên...) và các cơ sở dịch vụ công cộng tạo tiền đề cho nâng cấp thị xã. Ngày 19/10/1962 thành phố Thái Nguyên chính thức đƣợc thành lập trên cơ sở thị xã Thái Nguyên cũ, vùng công nghiệp gang thép phía Nam đƣợc nối với trung tâm, trải dài theo một không gian dọc Sông Cầu hƣớng Tây Bắc - Đông Nam gần 10km. Hai khu đƣợc nối với nhau bởi 2 trục giao thông: quốc lộ 3 chạy song song với tuyến đƣờng sắt về Hà Nội ở ven thị và đƣờng cách mạng tháng 8, mật độ dân số các phƣờng phía Nam tăng nhanh (Hƣơng Sơn, Tân Thành, Trung Thành), tạo điều kiện cho các xã vùng đệm giữa 2 khu vực phía Bắc và phía Nam phát triển thành phƣờng (Phú Xá, Gia Sàng, Cam giá, Tân Lập...).
Từ năm 1985, nhằm quy hoạch lâu dài cho việc phát triển đô thị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ -nông nghiệp, thành phố đƣợc quy hoạch lại và mở rộng địa giới hành chính sang 7 xã miền Tây (trƣớc thuộc huyện Đồng Hỷ và huyện lỵ đóng tại xã Thịnh Đán).
Việc mở rộng không gian hành chính sang phía Tây với ý đồ chiến lƣợc lâu dài - khai thác quỹ đất, đặc biệt là khai thác khu du lịch Hồ Núi Cốc, tạo
một vành đai xanh nhằm bảo vệ môi trƣờng.Đến nay, bộ mặt Miền Tây còn biến đổi chậm, kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào nông nghiệp, cơ sở hạ tầng đô thị chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng.
Qua thực tế khảo sát, cấu trúc đô thị thật sự đang hình thành trên 18 phƣờng và một phần các xã ven thị, thấy rằng ở đây mật độ xây dựng và mật độ dân cƣ khá cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ quan hành chính, xí nghiệp... đều nằm trên các tuyến trục và địa điểm thuận lợi. Kết cấu ô bàn cờ đã và đang đƣợc hình thành chạy song song với nhau, giáp nối giữa trục đƣờng Cách Mạng tháng 8 và quốc lộ số 3.
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố đến năm 2020 (Viện quy hoạch Đô thị và nông thôn - 2005) đã xác định kể cả có sự đột biến phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn này vẫn dự kiến tập trung đầu tƣ xây dựng và khai thác quỹ đất hiện có vùng nội thị (chiếm gần 40% diện tích toàn thành phố), vì đất đồi và đất thổ cƣ còn rộng trong khu lõi các phƣờng. Tập trung phát triển 2 bên trục đƣờng số 3 và 2 khu vực trung tâm phía Bắc và Phía Nam, tiến ra đến sát sông Cầu.
Hƣớng lâu dài hơn nữa sẽ quy hoạch chi tiết khu vực phía Tây thành phố, vùng đất đồi trên tuyến đi Hồ Núi Cốc, nơi có tiềm năng du lịch, dịch vụ và nghỉ dƣỡng. Đây là vùng đồi gồm 7 xã miền Tây có nhiều ƣu điểm; tránh đƣợc ngập lụt, không ảnh hƣởng đến ô nhiễm môi trƣờng, tiết kiệm đƣợc đất đai vì không phải san lấp đền bù nhiều.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Nội dung chƣơng 2 khái quát lịch sử hình thành, phát triển của thành phố và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình ĐTH ở thành phố Thái Nguyên. Mỗi nhân tố có vai trò và mức độ tác động khác nhau vào các mặt của quá trình ĐTH tùy theo thời gian và không gian cụ thể. Ngoài các nhân tố vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên, nhân tố lịch sử và kinh tế, chính trị có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển TP Thái Nguyên, đặc biệt là sự hình thành và phát triển khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên.
Chƣơng3
THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓATHÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2000 - 2010