Chuyển biến trong cơ cấu lao động, nghề nghiệp và việc làm

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố thái nguyên giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 90 - 93)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.5. Chuyển biến trong cơ cấu lao động, nghề nghiệp và việc làm

Qua bảng 3.10 ta thấy, trong 10 năm (1999-2009) có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo 3 khu vực diễn ra khá nhanh. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 37,0% xuống còn 16,4%; tỷ lệ lao động công nghiệp và xây dựng tăng từ 26,8% lên 40,5%; tỷ lệ lao động ngành dịch vụ tăng từ 36,2% lên 43,1%. Điều này cho thấy, ngành công nghiệp thành phố những năm gần đây có nhiều khởi sắc, nhất là những ngành thu hút nhiều lao động nhƣ dệt may, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, bên cạnh đó công nghiệp luyện kim đen và màu vẫn giữ đƣợc sự phát triển ổn định.

Sự phát triển công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ và nông-lâm-ngƣ nghiệp đã và đang thu hút và cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho lực lƣợng lao động khu vực. Nguồn lao động ở đây chủ yếu là lực lƣợng lao động tại chỗ và nội vùng, do đó phát triển đa dạng loại hình hoạt động sản xuất sẽ hạn chế tình trạng di cƣ hiện tìm kiếm việc làm.

Bảng 3.10: Lực lƣợng lao động và cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 1999 và 2009

Ngành kinh tế

Năm 1999 Năm 2009

Ngƣời % Ngƣời %

1. Nông, lâm, ngƣ nghiệp 32 046 37,0 23 921 16,4 2. Công nghiệp và XD 23 227 26,8 59.077 40,5

3. Dịch vụ 31 418 36,2 62 864 43,1

Tổng số 86 691 100,0 145 862 100,0

(Nguồn: Xử lý từ Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 1999; Số liệu phòng thống kê TP Thái Nguyên năm 2009)

Trong giai đoạn 2005-2009, lực lƣợng lao động của Thành phố tăng bình quân 2,35%/năm. Xét về cơ cấu, số lƣợng lao động phi nông nghiệp của Thành phố tăng liên tục từ năm 2000 đến nay (bình quân tăng 3,53%/năm giai đoạn

2005-2009), phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hƣớng công nghiệp, hiện đại. Tỷ trọng lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động làm việc tăng tƣơng ứng từ 80,4% năm 2000 lên 84,2% năm 2005 và 84,9% năm 2009, cao hơn rất nhiều so với toàn Tỉnh (33,1% năm 2009).

Mặc dù tốc độ tăng trƣởng lực lƣợng lao động trung bình hàng năm của Thành phố không phải là thấp, nhƣng trong tƣơng lai nếu chỉ duy trì ở mức nhƣ giai đoạn 2000-2010 thì số lƣợng lao động tăng thêm có khả năng sẽ không đủ để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh Thành phố, nhất là trong giai đoạn trƣớc mắt 2011-2015. Do vậy, vấn đề đặt ra cho Thành phố là cần chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng lực lƣợng lao động tăng thêm, đồng thời, cũng cần có định hƣớng cụ thể về việc tiếp nhận lao động từ các địa phƣơng khác, đặc biệt là lao động có kỹ năng, phục vụ cho phát triển công nghiệp và dịch vụ trong tƣơng lai.

Bảng 3.11: Lao động làm việc theo thành phần kinh tế năm 2009

TT Chỉ tiêu Lao động

(ngƣời)

Tỷ lệ (%)

1 Khu vực nhà nƣớc 38.945 26,70

2 Ngoài khu vực ngoài nhà nƣớc 106.917 73,30

2.1 Kinh tế tập thể 9.118 6,25 2.2 Kinh tế cá thể 41.609 28,52 2.3 Kinh tế tƣ nhân 55.967 38,4 2.4 Kinh tế có vốn ĐT nƣớc ngoài 223 0,15 Toàn thành phố 145862 100,0 (Nguồn: Phòng Thống kê TPTN)

Lao động làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn nhất (73,3%), trong đó vai trò của kinh tế cá thể và kinh tế tƣ nhân ngày càng lớn. Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nhà nƣớc giảm dần từ 40,6% năm 1999 xuống còn 26,7% năm 2009. Điều này cho thấy, việc khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đã và đang phát huy hiệu quả trong

vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài còn thu hút ít lao động, điều này phản ánh những hạn chế của việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào Thái Nguyên.

Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tập trung phần lớn nguồn nhân lực chất lƣợng cao của tỉnh, bao gồm đội ngũ trí thức, cán bộ quản lý của tỉnh, thành phố, cán bộ làm việc trong các trƣờng đại học, cao đẳng, bệnh viện tỉnh, một số doanh nghiệp trung ƣơng và địa phƣơng...Thành phố cũng có sẵn đội ngũ lao động lành nghề phù hợp cho phát triển trong tƣơng lai. Lao động chủ yếu là lao động đã đƣợc đào tạo, có thể thích hợp với các công việc đòi hỏi có trình độ tay nghề, nên thích nghi ngay với nền sản xuất hiện đại, tiên tiến.

Bảng 3.12: Bảng thống kê chất lƣợng nguồn nhân lực thành phố năm 2009

(Tính theo số dân từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo)

TT Chỉ tiêu Số dân

(ngƣời)

Tỷ lệ (%)

Toàn thành phố 228 294 100,0

1 Đã qua đào tạo 115875 50,75

- Sơ cấp nghề 6976 3,05

- Trung cấp nghề 15780 6,91

- Trung cấp chuyên nghiệp 16996 7,44

- Cao đẳng nghề 4834 2,11

- Cao đẳng 17148 7,51

- Đại học 51361 22,49

- Thạc sĩ 2352 1,03

- Tiến sĩ 428 0,18

2 Chưa qua đào tạo 112419 49,24

(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009)

Tỷ lệ thất nghiệp của những ngƣời trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Số lao động thất nghiệp trung bình hàng năm khoảng trên 6.000 - 7.000 ngƣời. Năm 2009 tỷ lệ thất nghiệp thành thị của thành phố Thái Nguyên giảm còn 4,1%, thấp hơn mức bình quân trong cả nƣớc (5,5%) và Tỉnh (5,6%).

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn của Thành phố tăng đáng kể từ 67% năm 2000 lên 80% năm 2005 và 84% năm 2009 (cao hơn so với mức bình quân trong Tỉnh).

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố thái nguyên giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)