Phát triển giao thông

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố thái nguyên giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 76 - 78)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Phát triển giao thông

3.2.1.1. Giao thông đối ngoại

- Đƣờng ô tô: Hiện có 3 tuyến quốc lộ chạy qua thành phố đó là quốc lộ 3, quốc lộ 1B và quốc lộ 37. Quốc lộ 3 đã đƣợc nâng cấp đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp III và cấp IV miền núi, có bề rộng nền đƣờng từ 7 - 15m, mặt đƣờng rộng từ 5,5 - 14 m trải thảm bê tông nhựa. Đoạn đi qua trung tâm thành phố dài gần 13 km là tuyến giao thông liên vùng quan trọng, phía Nam nối thành phố với thủ đô Hà Nội (dài gần 80 km), phía Bắc chạy đến Bắc Kạn và điểm cuối là ở cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng). Mật độ tham gia giao thông qua nội thành phố khá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lƣu hàng hóa của thành phố và tỉnh với các tỉnh phía Bắc.

Quốc lộ 37 (phía Bắc nối với Tuyên Quang, phía Nam nối với Bắc Giang và một số tỉnh phụ cận khác), đoạn qua thành phố dài 5,8 km và đoạn từ đảo tròn Gang Thép đi Phú Bình nền đƣờng rộng 9m, mặt đƣờng rộng 8m, trải thảm bê tông nhựa. Quốc lộ 1B đoạn đi qua thành phố dài gần 3 km, nối Thái Nguyên với Đồng Đăng (Lạng Sơn). Toàn bộ tuyến đã đƣợc nâng cấp từ năm

2003 đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp IV- V miền núi tạo thuận lợi giao lƣu hàng hóa thuận lợi với Lạng Sơn.

Hiện nay thành phố đang xây dựng tuyến đƣờng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên dự kiến hoàn thành năm 2012. Con đƣờng này tạo điều kiện cho thành phố trở thành đầu mối vận chuyển hàng hóa, vật tƣ rất quan trọng đối với tỉnh và vùng TDMN phía bắc.

Ngoài bến xe khách hiện có, thành phố đang xây dựng bến xe khách Trung Tâm và bến xe Phía Nam thành phố. Theo số liệu thống kê năm 2009, thành phố có khoảng 343 xe khách vận chuyển hơn 600 triệu hành khách/năm.

- Đƣờng sắt: Tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua địa bàn thành phố. Hiện có 4 sân ga, diện tích 13,3 ha gồm: ga Thái Nguyên, ga Quan Triều, ga Lƣơng Sơn và ga Lƣu Xá và mạng lƣới đƣờng sắt nội bộ khu Gang Thép. Hệ thống đƣờng sắt của Thái Nguyên gồm ba tuyến chính với tổng chiều dài trên địa bàn tỉnh là 98,55 km (bao gồm tuyến Quan Triều- Hà Nội) dài 75 km, Thái Nguyên - Kép dài 57 km phục vụ vận chuyển gang thép, tuyến Quan Triều- Núi Hồng qua Đại Từ dài 39 km phục vụ vận tải than.

Nhìn chung hệ thống đƣờng sắt khá thuận lợi cho việc tổ chức liên kết vận tải đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng sông.

3.2.1.2. Giao thông nội thị

Kết cấu hạ tầng đô thị không ngừng đƣợc hoàn thiện. Hệ thống đƣờng đô thị ở khu vực nội thị là 341,5 km với diện tích mặt đƣờng là 623,5 ha. Chiều dài các tuyến đƣờng chính khu vực nội thị (chiều rộng ≥ 11,5 m) là 279 km, mật độ đƣờng chính là 11,7 km/km2, diện tích đất giao thông/dân số nội thị là 25,0 m2/ngƣời.

Vận tải cộng cộng thành phố đƣợc phát triển mạnh, mạng lƣới xe buýt có khoảng 50 xe vận chuyển hơn 5,4 triệu khách/ năm từ TP Thái Nguyên đến tất cả các huyện trong tỉnh. Vận tải taxi có 12 hãng với khoảng 200 xe vận chuyển 1,7 triệu khách/ năm. Ngoài bến xe khách hiện có, thành phố đang xây dựng thêm 02 bến xe mới ở phía Tây và phía Nam thành phố.

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố thái nguyên giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 76 - 78)