Lịch sử hình thành và phát triển thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố thái nguyên giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 41 - 167)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.Lịch sử hình thành và phát triển thành phố Thái Nguyên

2.1.1. Giai đoạn phong kiến đến trước năm 1962

Vào thời Vua Hùng nƣớc ta đƣợc chia thành làm 15 bộ. Thái Nguyên thuộc bộ Vũ Định, từ đó trở đi cùng với biến thiên của lịch sử, Thái Nguyên đã trải qua nhiều sự đổi thay. Dƣới thời thống trị của nhà Đƣờng (từ thế kỷ VIII đến thế kỷ IX) Thái Nguyên nằm trong đất Long Châu, và sau đó thuộc Châu Vũ Nga. Đầu năm 1010, sau khi thành lập triều Lý, nhà Lý đổi 10 đạo trong cả nƣớc thành 24 Lộ, các vùng xa xôi hẻo lánh gọi là Châu. Thái Nguyên là một trong những Châu thời ấy, về sau nhà Trần đổi thành trấn Thái Nguyên.

Dƣới thời thuộc Minh (1402-1427), Thái Nguyên trở thành Phủ, đến năm Thuận Thiên thứ nhất (nhà Lê) cả nƣớc chia làm 5 đạo, Thái Nguyên là địa phận của Bắc đạo. Vào năm Quang Thân thứ 7 (1468), Lê Thánh Tông chia nƣớc thành 12 thừa tuyên và đổi Lộ thành Phủ, Trấn thành Châu. Thái Nguyên là một trong số 12 thừa tuyên và đến năm 1469 đổi thành Thừa tuyên Ninh Sóc. Thời Nam Triều và Bắc Triều, Thái Nguyên trở thành vùng đất phân tranh giữa bè đảng nhà Mạc và chính quyền Nam Triều lúc bấy giờ ở Thăng Long. Đến thời Lê Trung Hƣng (1533-1788) đến hết thời Nguyễn Gia Long (1802-1809), Thái Nguyên lại đổi thành Trấn. Vào năm Minh Mạng 12 (1831) trấn Thái Nguyên chính thức đổi thành tỉnh Thái Nguyên. Ngày 19/3/1884, sau khi bình định xong vùng hạ lƣu Bắc Bộ, thực dân Pháp đánh chiếm thành phố Thái Nguyên. Từ đó cùng với việc tăng cƣờng bộ máy cai trị, các cơ sở khai thác của thực dân Pháp và tay sai cũng ngày càng mở rộng, tầng lớp viên chức, ngƣời buôn bán nhỏ ngày càng đông dần lên, việc buôn bán ngày càng trở lên nhộn nhịp.

Vào những năm cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khu vực Đồng Mỗ (nay là phƣờng Túc Duyên) đƣợc mở rộng dần và phát triển về phía Tây Nam, Thái Nguyên trở thành một thị xã bao gồm phần đất tƣơng đƣơng với phƣờng Trƣng Vƣơng, một phần phƣờng Hoàng Văn Thụ và Phan Đình Phùng ngày nay. Thời đó thị xã Thái Nguyên đƣợc xây dựng trên những đồi thấp, có cây cối và ao hồ rải rác xung quanh, về sau việc san lấp bình địa đƣợc xây dựng bởi công sức dân chúng và những tù nhân, các nhà tranh đƣợc thay dần dần bằng nhà kiên cố. Cách thị xã 200m về phía Bắc, một chiếc cầu dài 93m (cầu Gia Bẩy), đƣợc xây dựng trong hai năm 1928-1929 vƣợt qua sông Cầu nối với huyện Đồng Hỷ.

Sau cách mạng tháng 8, khi toàn quốc bƣớc vào cuộc kháng chiến trƣờng kỳ 9 năm, thực hiện tiêu thổ kháng chiến, thị xã trở lên tiêu điều. Năm 1954, Miền Bắc đƣợc giải phóng xây dựng chủ nghĩa xã hội, thị xã Thái Nguyên đƣợc chú ý xây dựng, đầu tƣ các công trình trọng điểm: khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên bắt đầu đƣợc khởi công xây dựng năm 1958.

2.1.2. Giai đoạn phát triển từ khi thành lập (1962) đến nay

Thành phố Thái Nguyên chính thức đƣợc thành lập ngày 19/10/1962 theo Quyết định số 144 của Hội đồng Chính phủ với diện tích tỉnh tự nhiên ban đầu là 16 km2

và dân số khoảng 60.000 ngƣời.

Từ đó, thành phố Thái Nguyên trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Thái (gồm Thái Nguyên và Bắc Kạn), đồng thời cũng là thủ phủ của khu tự trị Việt Bắc (gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang). Động lực chính của sự phát triển thành phố là khu công nghiệp gang thép với quy trình công nghệ hiện đại của Trung Quốc lúc bấy giờ, kéo theo sự phát triển đó là các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng chuyên ngành hoặc đa ngành (nhƣ may mặc, chế biến gỗ, cơ khí...). Ngành nông nghiệp cũng phát triển với sự hình thành vành đai rau xanh và chăn nuôi, cung cấp cho nhu cầu của một thành phố đang phát triển.

Tuy nhiên, các kế hoạch phát triển kinh tế của thành phố nói riêng, và cả miền Bắc nói chung đều bị gián đoạn do chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mĩ. Tiềm lực kinh tế và bộ mặt đô thị của thành phố chậm chuyển biến, mặc dù đƣợc nhà nƣớc chú ý đầu tƣ. Cộng với nó là cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp kéo dài kìm hãm một phần sự phát triển.

Từ năm 1986 đến nay cùng với sự chuyển đổi cơ chế của cả nƣớc, một loạt sự thay đổi kinh tế - xã hội trên địa bàn, một số ngành công nghiệp không trụ lại đƣợc với cơ chế thị trƣờng, nhất là công nghiệp địa phƣơng: vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, thuốc lá, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp.... Công nghiệp gang thép sau một thời gian chao đảo từ năm 1990 đã có dấu hiệu phục hồi, vừa chuyển đổi công nghệ do nguồn nguyên liệu quặng sắt khan hiếm, sử dụng sắt thép phế liệu để sản xuất thép, vừa duy trì các dây truyền công nghệ cổ truyền nhằm giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động công nghiệp. [16], [21].

Ngày 14/10/2002, thành phố Thái Nguyên đƣợc công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh theo Quyết định số 135/2002/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.

Theo Nghị định số 84/2008/NĐ-CP ngày 31/7/2008 của Chỉnh phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính và mở rộng địa giới thành phố Thái Nguyên, hai xã Đồng Bẩm và Cao Ngạn thuộc huyện Đồng Hỷ đƣợc chuyển về thành phố Thái Nguyên. Hiện tại, Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính (gồm 18 phƣờng và 10 xã) với tổng diện tích 189,7 km2, dân số toàn đô thị là 330.707 ngƣời, trong đó dân số thƣờng trú là 279.710 ngƣời (năm 2009).

Sau 8 năm đƣợc công nhận là đô thị loại 2, TP.Thái Nguyên đã thực sự chuyển mình và đạt dƣợc nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực. Ngày 01/9/2010, thành phố Thái Nguyên đƣợc công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh theo Quyết định số 1645/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Năm 2011, Chính phủ ký quyết định thành lập phƣờng Tích Lƣơng trên cơ sở xã Tích Lƣơng, nâng tổng số phƣờng của Thành phố Thái Nguyên lên 19 phƣờng và 9 xã.

Bảng 2.1: Diện tích, dân số theo đơn vị hành chính TP. Thái Nguyên năm 2009 TT Tên phƣờng, xã Diện tích (Km2) Dân số trung bình (ngƣời) Mật độ dân số (Km2/ngƣời) I Các phƣờng (nội thị) 60,87 199.732 3281 1 P. Tân Long 2,26 6269 2774 2 P .Quan Triều 2,79 7513 2693 3 P. Quang Vinh 3,13 6015 1922 4 P. Đồng Quang 1,63 10289 6312 5 P. Quang Trung 2,01 22388 11138 6 P. Phan Đình Phùng 2,70 17293 6404 7 P. Hoàng Văn Thụ 1,59 16201 10189 8 P. Trƣng Vƣơng 1,03 6646 6452 9 P. Túc Duyên 2,90 8375 2888 10 P. Gia Sàng 4,10 10890 2656 11 P. Cam Giá 8,76 10361 1183 12 P. Hƣơng Sơn 3,87 10869 2809 13 P. Phú Xá 4,26 11005 2583 14 P. Trung Thành 3,19 12613 3954 15 P. Tân Thành 2,38 4482 1883 16 P. Tân Lập 4,39 10462 2383 17 P. Tân Thịnh 3,63 13568 3743 18 P. Thịnh Đán* 6,16 14493 2353 II Các xã (ngoại thị) 128,89 77.939 605 19 X. Quyết Thắng** 12,93 13726 1062 20 X. Tân Cƣơng 14,83 5181 349 21 X. Phúc Trìu 21,16 5574 263 22 X. Phúc Xuân 18,53 4901 265 23 X. Thịnh Đức 17,08 7118 417 24 X. Phúc Hà 6,48 3955 610 25 X. Tích Lƣơng 9,33 12353 1324 26 X. Lƣơng Sơn 15,93 13234 831 27 X. Cao Ngạn*** 8,61 6456 750 28 X. Đồng Bẩm*** 4,02 5441 1354 III Tổng cộng I + II 189,66 277.671 1464

Ghi chú : * Phƣờng Thịnh Đán đƣợc nâng cấp từ xã Thịnh Đán năm 2004;

** Xã Quyết Thắng đƣợc tách ra từ xã Thịnh Đán năm 2004; *** Xã Đồng Bẩm và Cao Ngạn đƣợc sáp nhập vào thành phố năm 2008 từ huyện Đồng Hỷ

(Nguồn: Số liệu thống kê đất đai Phòng Thống kê TPTN; Những kết quả chủ yếu tổng hợp từ Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009 tỉnh Thái Nguyên)

2.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến đô thị hóa thành phố Thái Nguyên

2.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

2.2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc. Thành phố có toạ độ địa lý: 210

đến 22027’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 1060

14’ kinh độ Đông, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Thái nguyên. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 80 km về phía Tây Bắc. Thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là 18.970,48 ha, ranh giới hành chính tiếp giáp nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp huyện Phú Lƣơng, Đại Từ và Đồng Hỷ. - Phía Đông giáp huyện Phú Bình;

- Phía Tây giáp huyện Đại Từ và Phổ Yên.

- Phía Nam giáp thị xã Sông Công và huyện Phổ Yên;

Theo Nghị định số 84/2008/NĐ-CP ngày 31/7/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố, Thành phố Thái Nguyên có 18.970,5 ha diện tích tự nhiên và 279.710 nhân khẩu, có 28 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 18 phƣờng: Tân Long, Quan Triều, Quang Vinh, Đồng Quang, Quang Trung, Thịnh Đán, Tân Thịnh, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Trƣng Vƣơng, Túc Duyên, Gia Sàng, Tân Lập, Phú Xá, Trung Thành, Tân Thành, Cam Giá, Hƣơng Sơn và 10 xã: Tân Cƣơng, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức, Quyết Thắng, Phúc Hà, Tích Lƣơng, Lƣơng Sơn, Cao Ngạn, Đồng Bẩm.

Thành phố Thái Nguyên cách sân bay quốc tế Nội bài 52 km về phía Bắc. Có Quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng và thông thƣơng sang Trung Quốc. Nhƣ vậy, Thành phố có vị trí chiến lƣợc quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Là trung tâm giao lƣu văn hoá của vùng Việt Bắc, đầu mối giao thông trực tiếp liên hệ giữa các tỉnh miền xuôi nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng

Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Thái Nguyên

(Nguồn: Tác giả biên vẽ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với vùng TDMNBB và cả nƣớc, căn cứ vào lợi thế của thành phố Thái Nguyên và các yêu cầu phát triển của vùng TDMNBB, đặc biệt là theo Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 02/11/2005, thì ngoài việc giữ vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh và là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi Bắc Bộ với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, thành phố Thái Nguyên còn là trung tâm của vùng TDMNBB về công nghiệp và giáo dục - đào tạo, là trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ ba trong cả nƣớc.

2.2.1.2. Đặc điểm Địa chất - Địa hình

Nằm ở phía Tây Nam của Tỉnh, Thành phố có hệ tầng địa chất Tam Đảo, Nà Khuất, Hà Cối với nhiều loại đá khác nhau. Cấu trúc ở vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hoá mạnh tạo thành nhiều hang động, thung lũng nhỏ.

Địa hình của thành phố Thái Nguyên đƣợc coi nhƣ là miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Vùng đất tƣơng đối bằng phẳng và đồi thấp tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công, đƣợc hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Địa hình còn lại chủ yếu là đồi bát úp càng về phía Bắc thành phố thì càng nhiều đồi núi cao. Địa hình của vùng này gồm có những đồi, gò thoải, bát úp xen kẽ nhau. Độ dốc từ 8o

- 25o chiếm không đáng kể, phần lớn diện tích có độ dốc nhỏ hơn 8o. Loại địa hình này thích hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm. Kết quả xác định độ dốc địa hình của thành phố thể hiện bảng sau:

Bảng 2.2: Phân loại địa hình theo cấp độ dốc thành phố Thái Nguyên

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1. Cấp 1 (0-3 độ) 5 366,65 28,81 2. Cấp 2 (3-8 độ) 1 567,80 8,42 3. Cấp 3 (8-15 độ) 1 454,86 7,81 4. Cấp 4 (15-20 độ) 1 754,79 9,42 5. Cấp 5 ( 20-25 độ) 353,87 1,90 6. Cấp 6 ( 25 độ trở lên) 2 271,97 12,19 7. Đất chuyên dùng 3 161,16 16,97 8. Đất ở 1 553,22 8,34 9. Sông, suối, Ao hồ 1 146,24 6,15 Tổng cộng 18 630,56 100,0 0

(Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường Thái Nguyên, 2010)

Theo phân tích và đánh giá của Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên có bốn nhóm hình thái địa hình nhƣ sau:

- Địa hình đồng bằng gồm: 1) Kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ có diện tích không lớn với độ cao địa hình 10-15m; 2) Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30 m và phân bố dọc hai con sông lớn là sông Cầu và sông Công; 3) Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải rác ở độ cao lớn hơn.

- Địa hình gò đồi đƣợc chia thành ba kiểu: 1) Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp với độ cao tuyệt đối 50-70 m; 2) Kiểu cảnh quan đồi cao đỉnh bằng hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ 100-125 m; 3) Kiểu địa hình đồi cao sƣờn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng dãy, độ cao phổ biến từ 100-150 m.

- Địa hình núi thấp có diện tích chiếm tỷ lệ lớn, hầu nhƣ chiếm trọn vùng đông bắc của tỉnh. Địa hình núi thấp đƣợc cấu tạo bởi năm loại đá chính: đá vôi, đá trầm tích biến chất, đá bazơ và siêu bazơ, đá trầm tích phun trào và đá xâm nhập axít.

- Địa hình nhân tác ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ chứa nhân tạo, các hồ lớn nhƣ hồ Núi Cốc, Cây Si,...

Nhìn chung, địa hình thành phố đa dạng và phong phú, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mặt khác tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp phù hợp với kinh tế trang trại kết hợp giữa đồi rừng, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp khác nhƣ chè, các loại cây lấy gỗ. Đặc biệt phần lớn có độ dốc nhỏ hơn 8˚ rất thích hợp với cây lúa, cây trồng cây hàng năm. Song địa hình cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến việc phát triển cơ sở hạ tầng nhƣ: giao thông, thuỷ lợi vì vốn đầu tƣ yêu cầu lớn để san lấp mặt bằng.

2.2.1.3. Đặc điểm Khí hậu - Thủy văn

Khí hậu Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa biến tính, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng 4, kết thúc vào đầu tháng 10 hàng năm. Trong thời gian này gió mùa đông nam chiếm ƣu thế tuyệt đối, nóng ẩm mƣa nhiều, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình năm là 28,50

C. Mùa lạnh bắt đầu từ gần cuối tháng 11 năm trƣớc đến gần cuối tháng 3 năm sau, gió mùa đông bắc chiếm ƣu thế tuyệt đối, trong thời gian này, lƣợng mƣa ít, thời tiết hanh khô, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 15,5o

C, nhiệt độ thấp tuyệt đối xuống đến 3oC. Độ ẩm không khí trên địa bàn thành

phố khá cao. Mùa nóng độ ẩm dao động từ 78% đến 86%, mùa lạnh từ 65% đến 70%.

Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng có lƣợng mƣa lớn, lƣợng mƣa trung bình hàng năm 2.025,3 mm, phân bố theo mùa, và có sự chênh lệch lớn giữa 2 mùa. Mùa mƣa trùng với mùa nóng, lƣợng mƣa chiếm tới 80% lƣợng mƣa cả năm. Số ngày mƣa trên 100 mm trong một năm khá lớn. Mùa khô trùng với mùa lạnh, thời tiết lạnh và hanh khô. Tổng lƣợng mƣa mùa khô chỉ chiếm khoảng 15% lƣợng mƣa cả năm (300 mm). Trong đó đầu mùa khô thời tiết hanh khô có khi cả tháng không có mƣa, gây nên tình trạng hạn hán. Cuối mùa khô không khí lạnh và ẩm do có mƣa phùn.

Nhƣ vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tƣơng đối thuận lợi cho việc

Một phần của tài liệu phân tích quá trình đô thị hóa thành phố thái nguyên giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 41 - 167)