Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn hà nội trong thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa (Trang 29 - 31)

1. Khái niệm:

1.5 Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ

kinh tế của Hà Nội.

Chuyển dịch cơ cấu lao động:

Trước hết, hiểu theo nghĩa rộng thì chuyển dịch cơ cấu lao động là việc chuyển cơ cấu lao động từ trạng thái này sang trạng thái khác, mà trạng thái ấy được quyết định bởi các yếu tố hợp thành và quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận ấy.

Nội dung của chuyển dịch cơ cấu là cải tại cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội đã xác định cho từng thời kỳ phát triển. Cơ cấu mới hình thành đến một lúc nào đó cũng trở lên lỗi thời lạc hậu và lại cần được thay thế bằng một

cơ cấu mới.Quá trình thay thế đó dược lặp đi lặp lại không ngừng theo thời gian.

Thực chất của chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành chính là sự tăng giảm của lao động trong từng ngành theo một không gian và thời gian nào đó. Lực lượng lao động hàng năm tăng hay giảm là do sự cân bằng giữa sự bổ sung lao động trẻ mới ra nhập và sự sụt giảm lao động do về hưu, chết hay nguyên nhân khác. Sự tăng giảm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng lao động của từng ngành. Tuy nhiên, sự thay đổi cơ cấu lao động không đơn giản là như vậy. Sự chuyển dịch ở đây phải được hiểu là có một bộ phận lao động trong ngành này sẽ rời bỏ ngành và ra nhập vào ngành khác. Điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ tương quan giữa các ngành với nhau.

Ngoài ra, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động không chỉ làm thay đổi số lượng lao động mà còn làm thay đổi cả chất lượng lao động. Vì sự chuyển dịch cơ cấu lao động thường đi kèm với đào tạo mới và đào tạo lại lao động.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cũng giống như chuyển dịch cơ cấu lao động đã đề cập trên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng là việc chuyển cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác, mà trạng thái ấy được quyết định bởi các bộ phận hợp thành và kiểu kết cấu. Mỗi trạng thái được thể hiện trước hết qua tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành nên hệ thống, rồi thể hiện qua tính vững chắc của hệ thống và chất lượng phát triển của hệ thống kinh tế.

Thực chất sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đồng đều giữa các ngành. Ngành có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ tăng tỷ trọng và ngược lại, ngành có tốc độ thấp hơn sẽ giảm tỷ trọng. Nếu tất cả các ngành có cùng tốc độ tăng trưởng thì tỷ trọng của các ngành sẽ không đổi, nghĩa là không có chuyển dịch cơ cấu ngành.

Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Cái này vừa là tiền đề cho cái kia vừa là kết quả cho cái kia.

Trước hết, cơ cấu lao động phải được chuyển dịch tùy theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, phục vụ và đáp ứng cho sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng vai trò như đầu tàu, dẫn dắt cho cơ cấu lao động. Các chủ trương chính sách của cơ cấu kinh tế sẽ quyết định ngành nào tăng về tỷ trọng đóng góp trong GDP và tỷ trọng ngành nào giảm. Như một kết quả tất yếu, một ngành phát triển thì sẽ kéo theo nhu cầu về lao động của ngành đó sẽ tăng lên. Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một định hướng cho cơ cấu lao động.

Mặt khác, khi cơ cấu lao động được chuyển dịch thuận lợi, lại tạo điều kiện cho cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh chóng và đòi hỏi phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Lao động, hay cụ thể hơn là nguồn nhân lực, là yếu tố then chốt, đóng vai trò quyết định tới sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Do đó, chuyển dịch cơ cấu lao động là điều kiện tiên quyết cho chuyển dịch của cơ cấu kinh tế thành công.

Do vậy khi xem xét quá trình chuyển dịch cơ cấu của một vùng, một địa phương, nhất thiết phải đặt nó trong mối quan hệ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế như một trong các tiêu chí để đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu lao động.

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn hà nội trong thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa (Trang 29 - 31)