2. Thực trạng phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội giai đoạn
2.4.1 Mặt tích cực
Từ năm 2007 đến năm 2012 dưới tác động của thay đổi về cơ cấu, cơ chế và chính sách đào tạo của Đảng, Nhà nước như sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo, đa dạng hoá loại hình cơ sở đào tạo, xã hội hoá đào tạo, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ quốc tế trong đào tạo... để đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa công tác đào tạo phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội đạt được kết quả, hiệu quả tích cực, thể hiện ở các mặt sau:
Quy mô lao động qua đào tạo của nông thôn ngoại thàh Hà Nội ngày càng tăng.
Các năm đầu thập kỷ 90, tỷ lệ lao động qua đào tạo của nông thôn Hà Nội rất thấp. Như năm 1989 trong lực lượng lao động nông nghiệp huyện Gia Lâm lao động qua đào tạo sơ cấp, học nghề trở lên chỉ chiếm tỷ lệ 2,29%, trong ngành công nghiệp là khu vực tập trung số lượng lớn lao động qua đào tạo thì cũng chỉ có 26,27% tổng số lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Từ 2007, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lực lượng lao động nông thôn Hà Nội tăng lên rất đáng kể. Năm 2007 tỷ lệ qua đào tạo từ sơ cấp học nghề trở lên là 23,75%, và từ chuyên ngành kỹ thuật trở lên là 8,83% thì đến năm 2012 tỷ lệ tương ứng là 33,59% và 21,41% (thống kê Lao động - Việc làm, Bộ Lao
động - TBXH). Bình quân hàng năm, các năm 2007-2012 tỷ lệ lao động qua đào tạo từ sơ cấp, học nghề trở lên của nông thôn Hà Nội tăng 1,41% và tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên ngành kỹ thuật trở lên tăng 0,51%. Như vậy, giai đoạn 2007 - 2012 hàng năm có khoảng 9,56 nghìn lao động nông thôn được đào tạo từ sơ cấp, học nghề trở lên, nếu tính từ chuyên ngành kỹ thuật trở lên là 4,1 nghìn người. Trong lực lượng lao động nông thôn Hà Nội, hàng năm có sự gia tăng đáng kể lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Phát triển đào tạo các cấp trình độ lao động chuyên môn kỹ thuật của nông thôn Hà Nội..
Trong các năm phát triển nền kinh tế thị trường, công tác đào tạo lao động các cấc cấp trình độ: cao đẳng, đại học, trung cấp chuyên nghiệp và chuyên ngành kỹ thuật của nông thôn Hà Nội có bước phát triển mới. Năm 2007 trong lực lượng lao động nông thôn Hà Nội, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên ngành kỹ thuật, sơ cấp là 7,4%, trung cấp chuyên nghiệp 4,4%, đại học cao đẳng trở lên 3,1% (Cục Thống kê Hà Nội). Đến năm 2012 trong lực lượng lao động nông thôn Hà Nội tỷ lệ lao động các cấp trình độ là: chuyen ngành kỹ thuật sơ cấp 22,5%, trung cấp chuyên nghiệp 8,2%, CĐ, ĐH trở lên 8,9% Cơ cấu lực lượng lao động qua đào tạo như trên có bất hợp lý là ở cấp độ chuyên ngành kỹ thuật chiếm tỷ lệ nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nông thôn Hà Nội.
Một hiện tượng tồn tại của đào tạo phát triển nguồn lao động trong các năm qua đối với nông thôn Hà Nội là còn có khoảng cách khá lớn giữa đào tạo và sử dụng; đào tạo nguồn lao động chưa gắn được thực sự vào nhu cầu thị trường lao động, nhu cầu của doanh nghiệp, hộ gia đình. Chính vì vậy, có một bộ phận lao động qua đào tạo không phù hợp với công việc đang làm,
ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đào tạo phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội. Tình hình này thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.10: Mức độ phù hợp của nghề đào tạo với công việc đang làm của lao động nông thôn Hà Nội;
Đơn vị :% so với tổng số lao động.
Chỉ tiêu Khu vực thuần nông Khu vực có ngành nghề Khu vực đô thị hoá nhanh
Sự phù hợp của đào tạo với công việc
- Phù hợp 72,09 53,12 73,33
- ít phù hợp 23,26 25,00 10,00
- Không phù hợp 4,65 21,88 16,67
Tổng số 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Điều tra lao động nông thôn Hà Nội, cục việc làm, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội.
Các số liệu trong bảng trên cho thấy, đào tạo phát triển nguồn lao động cho cả 3 khu vực nông thôn Hà Nội có tồn tại nhất định, thể hiện ở tỷ lệ lao động đào tạo qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công việc đang làm còn thấp, đặc biệt là ở khu vực có ngành nghề (53,12%). Nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu định hướng trong đào tạo nghề nghiệp, đào tạo chưa thực sự gắn với cầu của thị trường lao động, cơ cấu đào tạo theo ngành nghề lạc hậu với nhu cầu của người sử dụng lao động. Tình hình trên dẫn tới có một bộ phận lao động thất nghiệp hoặc phát huy kém hiệu quả trong công việc đang làm, đây là một trong những nguyên nhân của hiệu quả đào tạo phát triển nguồn lao động chưa cao của nông thôn Hà Nội.