Thị hóa:

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn hà nội trong thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa (Trang 37 - 38)

3. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động nông thôn trong thờ

3.2. thị hóa:

Quá trình đô thị hóa có đặc trưng của tốc độ phát triển các ngành công

nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Sự phát triển của các ngành nghề này đòi hỏi phải cung ứng lao động qua đào tạo chuyên môn- kỹ thuật ở mức độ cao hơn khu vực thuần nông. Do đó, đô thị hóa tác động thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu lao động nông thôn, chuyển lao động nông thôn sang làm các công việc công nghiệp, dịch vụ và xây dựng. Xu thế tất yếu của quá trình đô thị hóa là tăng lao động dịch vụ và lao động công nghiệp, giảm lao động nông nghiệp. Đô thị hóa thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn sang làm các công việc phi nông nghiệp, với các hoạt động đa dạng tại thành phố, phát triển lao động các ngành nghề như thông tin, thương mại, chế biến nông- lâm- thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và phi nông nghiệp khác.

Sự xuất hiện nhiều ngành nghề mới thì đòi hỏi nguồn lao động nông thôn cũng phải có sự đổi mới để thích ứng, đáp ứng được nhu cầu mới của công việc. Người lao động nông thôn cần được đào tạo để có thể tham gia vào những công việc mới. Đô thị hóa có tác dụng làm biến đổi chất lượng lao động của nông thôn, bộ phận lớn của lao động nông thôn dần dần có vị trí mới trong hệ thống sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Lao động nông thôn nhập cư vào thành phố là nguồn lao động quan trọng đảm bảo cho sự phát triển quy mô các ngành nghề, sự hoạt động sôi động của thị trường lao động.

Quá trình đô thị hóa, quy mô lao động ngành nghề truyền thống, nghề tiểu thủ công nghiệp tăng lên và có vai trò quan trọng trong đảm bảo việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn. Các làng nghề được cơ giới hóa, điện khí hóa, sản xuất hướng vào xuất khẩu nhiều hơn có vai trò lớn trong việc phát

triển lao động phi nông nghiệp ở nông thôn. Do đó đặt ra vấn đề phát triển nguồn lao động nông thôn để đảm bảo cung ứng lao động cho các làng nghề và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp.

Phát triển lao động làm các nghề truyền thống, nghể tiểu thủ công là một trong những giải pháp quan trọng để cải thiện tình hình thất nghiệp của người lao động nông thôn khi bị thu hồi đất, mất việc làm nông nghiệp khi không còn đất canh tác trong quá trình đô thị hóa. Phát triển làng nghề còn có tác động thúc đẩy phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, phát triển lao động nông thôn trong các ngành nghề khác.

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn hà nội trong thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)