3. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động nông thôn trong thờ
3.7. Các chính sách có ảnh hưởng đến nguồn lao động nông thôn
thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa.
Trong thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa, vai trò của Chính phủ hết sức quan trọng đối với phát triển nguồn lao động nông thôn. Chính phủ hoạch định các chính sách liên quan đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, hỗ trợ phát triển nguồn lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Đặc biệt là chính sách về phát triển hạ tầng cơ sở; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn; chính sách đất đai, đền bù thoả đáng khi bị thu hồi đất để công nghiệp hoá, đô thị hoá; chính sách thuế các loại, chuyển giao khoa học và công nghệ về nông thôn; chính sách mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đổi với khu vực nông thôn qua phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo ở nông thôn; chính sách phục hồi, mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống có giá trị trên thị trường trong nước và quốc tế; chính sách phân phối và phúc lợi xã hội đối với khu vực nông thôn; chính sách kiểm soát môi trường sinh thái và môi trường lao động ở nông thôn trong thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước.
Chính phủ có tầm quan trọng rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng nguồn lao động. Chính phủ hoạch định chính sách tạo môi trường pháp lý cho phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo theo chiều sâu và chiều rộng. Ngoài các chính sách của chính phủ về kinh tế - xã hội hướng vào đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chống suy dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe người dân thì các chính sách liên quan đến đào tạo, mở rộng thị trường lao động hay chính sách khuyến khích sử dụng lao động, tạo việc làm cũng tạo ra tác dụng lớn.