Chuyển dịch nguồn lao động nông thôn Hà Nội

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn hà nội trong thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa (Trang 66 - 68)

2. Thực trạng phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội giai đoạn

2.3 Chuyển dịch nguồn lao động nông thôn Hà Nội

Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là chuyển dịch từ lao động kỹ thuật thấp, lạc hậu, năng suất lao động thấp sang lao động có công nghệ- kỹ thuật, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại hơn. Đây thực chất là quá trình đổi mới chất lượng lao động nông thôn, bao gồm cả về trình độ văn hóa, chuyên môn- kỹ thuật, tập quán sản xuất, trình độ quản lý, khả năng tiếp thị...

2.3.1. Tình hình tham gia hoạt động kinh tế của dân số trong độ tuổi lao động.

Tình hình tham gia hoạt động kinh tế của lao động trong độ tuổi lao động có thể thấy qua bảng sau:

Bảng 2.7: Hoạt động kinh tế của dân số trong độ tuổi lao động;

Đơn vị: nghìn người.

2007 2009 2010 2011 2012

DS trong tuổi lao động 746,87 795,3 796,67 835,06 848,04 DS TTLĐ tham gia HĐKT 614,26 644,15 664,13 681,36 688,91 Tỷ lệ HĐKT của DS TTLĐ 79,60 78,26 80,98 79,10 78,73

Dân số trong độ tuổi lao động của nông thôn ngoại thành Hà Nội năm 2012 là 848,04 nghìn người, tăng 15,64% so với năm 2007, bình quân tăng 3,1%/năm. Trong đó, dân số trong tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế năm 2012 là 688,91 nghìn người, trong giai đoạn 2007-2012 tăng bình quân hàng năm 2,9%. Các năm 2007-2012, tốc độ tăng dân số trong tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế của nông thôn Hà Nội thấp hơn nội thành là do số người hàng năm đi học, tham gia đào tạo của nông thôn ngày càng tăng và tăng cơ học lao động của nội thành cao hơn ngoại thành.

Dân số trong tuổi lao động không tham gia hoạt động kinh tế của nông thôn Hà Nội năm 2012 là 259,13 nghìn người, bao gồm những người trong tuổi đang đi học, đang làm nội trợ, tàn tật, mất sức và những người thuộc tình trạng khác. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có xu thế tăng dần những người không tham gia hoạt động kinh tế để đi học văn hoá (tăng học sinh cấp III), tham gia đào tạo chuyên môn kỹ thuật, làm công việc nội trợ... Do đó tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của dân số trong tuổi lao động dân số tăng hàng năm không đáng kể.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra ở nông thôn Hà Nội tác động đến việc làm của người lao động. Số hộ có việc làm thu nhập cao hơn trước ở khu vực có ngành nghề chiếm tỷ lệ 87,5%, ở khu vực đô thị hoá nhanh là 30,89%. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đổi mới chất lượng việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện được mức sống của 81,3% hộ gia đình ở khu vực đô thị hoá nhanh, 90% ở khu vực có ngành nghề thuộc nông thôn Hà Nội. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá có tác động đến tình trạng mất việc làm của người lao động, đặc biệt là ở khu vực trước đó là thuần nông và ngành nghề. Tỷ lệ hộ có lao động bị thất nghiệp trong tổng số hộ có thu hồi đất ở khu vực đô thị hoá nhanh là 10,5%, trong khi ở khu vực thuần nông 16,95%, khu vực ngành nghề 32,5%. Như vậy, tìm việc làm mới do ảnh

hưởng của đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá bị thu hồi đất, mất việc làm có khó khăn hơn là ở hộ nông nghiệp và hộ khu vực ngành nghề. Lao động của các hộ bị mất việc làm do thu hồi đất phải chuyển sang việc làm khác có 54,05% chuyển sang làm nghề dịch vụ, 37,84% sang làm nghề truyền thống, công nghiệp, xây dựng và 8,1% làm các nghề khác. Số lao động bị mất việc làm do thu hồi đất cho đô thị hoá, công nghiệp hoá, chuyển sang làm nghề mới được Chính quyền các cấp hỗ trợ trong đào tạo chuyên môn kỹ thuật rất thấp, ở khu vực đô thị hoá nhanh là 9,09% tổng số hộ, các khu vực khác không được hỗ trợ.

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn hà nội trong thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa (Trang 66 - 68)