Quan điểm

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn hà nội trong thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa (Trang 78 - 80)

1. Quan điểm, định hướng phát triển nguồn lao động nông thôn trong

1.1 Quan điểm

Phát triển nguồn lao động nông thôn Hà nội trong thời kỳ hiện đại hóa nghiệp và công nghiệp hóa dựa trên các quan điểm chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, thực sự coi phát triển nguồn lao động là một trong những nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế bền vững và phát triển xã hội của nông thôn Hà Nội.

Thứ hai, phát triển nguồn lao động nông thôn phải đáp ứng được cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn ngoại thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố.

Phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội đòi hỏi phải chú trọng tới các phẩm chất của người lao động như cải thiện sức khỏe, hình thành các phẩm chất nghề nghiệp phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập với nền kinh tế thế giới (tác phong công nghiệp, kỷ luật công nghệ, kỷ luật lao động, thái độ học tập suốt đời, kiến thức pháp luật, chữ tín...).

Thứ ba, phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội phải gắn với thực hiện các mục tiêu chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn lao động của Thành phố và quy hoạch của các huyện trong từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và nông thôn.

Thứ tư, phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội phải được tiến hành lồng ghép, kết hợp chặt chẽ với các chương trình phát triển kinh tế - xã

hội, chương trình việc làm, của Thành phố và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động.

Phát triển nguồn lao động gắn với hiệu quả sử dụng nguồn lao động, khắc phục tình trạng bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề đào tạo, cấp trình độ đào tạo, chất lượng đào tạo thấp; đặc biệt là khắc phục tình trạng thiếu công nhân kỹ thuật, thiếu lao động khoa học - công nghệ cao, công nghệ mũi nhọn và thiếu các nhà quản lý - kinh doanh có năng lực, đáp ứng quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ năm, phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội phải tính đến các đặc điểm phát triển ngành nghề của nông thôn Hà Nội.

Phát triển lao động nông thôn Hà Nội phải chú trọng vào đáp ứng sự phát triển các ngành nghề nông nghiệp (nông - lâm - thuỷ sản) của nông thôn, trên cơ sở phát huy lợi thế nông nghiệp đô thị, tăng cường áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ sạch, chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho thị trường Hà Nội, các địa phương khác và xuất khẩu.

Thứ sáu, Phát triển nguồn lao động nông thôn phải chú trọng vào đào tạo nghề nghiệp cho bộ phận lao động nông nghiệp phải chuyển đổi nghề dưới tác động của thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Nhất là đối với lao động các xã mà quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa diễn ra với tốc độ nhanh, các xã Nhà nước thu hồi đất cho phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch sinh thái.

Thứ bảy, Phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội phải trên cơ sở xây dựng, ban hành và không ngừng bổ sung, hoàn thiện, đưa vào áp dựng hiệu quả các chính sách về phát triển nguồn lao động đối với nông thôn Hà Nội phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường; tạo sự bình đẳng, cơ

hội cho người lao động ở tất cả các tầng lớp xã hội được đào tạo, phát triển toàn diện con người lao động.

Ngoài ra, còn có quan điểm phát triển thị trường lao động tại Hà Nội: - Tự do hóa mạnh hơn về chuyển dich lao động, từ trình độ thấp sang trình độ cao, giữa các khu vực kinh tế, các vùng kinh tế tạo điều kiện để phát triển thị trường lao động trên phạm vi cả nước và mở rộng ra thị trường khu vực, quốc tế, hoạt động khách quan theo đúng các nguyên tắc của thị trường và thông lệ quốc tế.

- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, ngành kinh tế, nhất là nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát triển mạnh khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nghành dịch vụ… mở ra khả năng to lớn thu hút lao động làm công ăn lương có tay nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để thúc đẩy thị trường lao động phát triển.

- Tiền lương, tiền công do thị trường quyết định. Thúc đẩy phân phối theo lao động, kết hợp các phân phối khác, khuyến khích mọi người làm giàu, người có tài năng, đồng thời hỗ trợ người khó khăn.

- Nhà nước cần quan tâm đầu tư thích đáng vào phát triển cơ sở hạ tầng của thị trường lao động trong và ngoài nước( đào tạo nghề, thông tin thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm).

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn hà nội trong thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa (Trang 78 - 80)