Có chính sách và cơ chế huy động các nguồn lực trong nước và

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn hà nội trong thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa (Trang 99 - 101)

2. Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn lao động nông thôn trong

2.2.2 Có chính sách và cơ chế huy động các nguồn lực trong nước và

cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động.

- Phát triển các vùng kinh tế động lực, sử dụng nguồn lao động chất lượng cao, nhất là các doanh nhân giỏi và lao động kỹ thuật trình độ cao.

- Phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã, đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển các làng nghề tiểu thủ công, mỹ nghệ sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Tăng đầu tư vào vùng nông thôn nhằm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tăng lao động nông thôn tham gia thị trường lao động tại chỗ và di chuyển ra khỏi khu vực nông nghiệp, nông thôn.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp, nông thôn tại chỗ bằng các biện pháp: phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn có giá trị kinh tế cao trên cơ sở phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, nhất là áp dụng công nghệ sinh học, đưa giống mới (cây, con) có năng

suất cao vào nông nghiệp; kết hợp áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp cho nông dân, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp và động ruộng, đồng thời hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, các làng nghề truyền thống, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ tại chỗ (phục vụ cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tiêu dùng, văn hóa, xã hội…); khuyến khích và hỗ trợ đầu tư để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành các khu công nghiệp nhỏ ở nông thôn.

+ Di chuyển một phần đáng kể lao động nông thôn ra khỏi nông nghiệp bằng các biện pháp đào tạo nghề trình độ cao, trình độ lành nghề đối với lao động trẻ, khỏe, có trình độ văn hóa để cung ứng cho các vùng kinh tế động lực, các khu công nghiệp, khu du lịch và dịch vụ, xuất khẩu lao động.

- Tập trung xử lý nợ, đánh giá tài sản doanh nghiệp( nhất là đất đai), lao động dôi dư để tháo gỡ ách tắc trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, giảm bảo hộ và ưu đãi của nhà nước nhằm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh; khắc phục tình trạng “đóng băng” trong đổi mới cơ cấu lao động hiện nay, tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế nhà nước, nâng cao chất lượng việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công sang đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện chế độ hợp động lao động để lao động khu vực này tham gia vào thị trường lao động.

- Mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Xây dựng chiến lược và tăng đầu tư mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang các khu vực, các nước phù hợp với lao động Việt Nam; tập trung đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, nhất là tay nghề, ngoại ngữ, pháp luật, xây dựng luật về xuất khẩu lao động để đảm bảo các bên giao dịch thực hiện hợp đồng được thuận lợi, chống tiêu cực, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập thị trường lao động quốc tế.

- Tiếp tục thực hiện mục tiêu quốc gia về việc làm và sử dụng hiệu quả quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm thông qua ngân hàng chính sách xã hội để người thất nghiệp, người thiếu việc làm có cơ hội việc làm. Trong đó, quan tâm hơn việc cho vay vốn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại chỗ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, dạy nghề và tạo việc làm cho lao động là người tàn tật.

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn hà nội trong thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)