Lực lượng lao động nông thôn Hà Nội trong quá trình công

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn hà nội trong thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa (Trang 71 - 74)

2. Thực trạng phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội giai đoạn

2.3.5 Lực lượng lao động nông thôn Hà Nội trong quá trình công

Dưới tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn tới việc giảm dần đất đai nông nghiệp để sử dụng vào các mục đích phát triển quy mô các đô thị, xây dựng các khu công nghiệp, khu dịch vụ, cơ sở hạ tầng cho đô thị... Trước tình hình đó, người lao động nông thôn bị mất đất đai nông nghiệp, bị giảm thu nhập, chưa thích ứng được với các hoạt động mới trong lĩnh vực công nghiệp dịch vụ dẫn tới việc người lao động nông thôn bị thất nghiệp, lực lượng lao động dư thừa, người lao động nông thôn trở thành thất nghiệp dư thừa thời gian. Khi chưa bị thu hồi đất, mất đát canh tác thì người lao động luôn gắn với ruộng đồng nhưng khi bị mất đất thì họ có rất nhiều thời gian nông nhàn. Năm 2012 tỷ lệ thất nghiệp chiếm khoảng 6,8% lực lượng lao động của thành phố. Thất nghiệp là một trong những nguyên nhân liên quan đến các tệ nạn xã hội. Trong những năm gần đây số lượng người nghiện ma túy và gái mại dâm có chiều hướng tăng lên. Vấn đề việc làm nảy sinh, người lao động nông thôn phải tìm thêm những việc phụ để tăng thu nhập cho họ và gia đình họ. Và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp lại được tiếp tục phát triển. Các làng nghề như Bát Tràng, dệt nhuộm vải Hà Đông, lụa Vạn Phúc... cũng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các mặt hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, mây tre đan xuất khẩu tăng lên, năm sau cao hơn năm trước đó. Ví dụ điển hình như huyện Gia Lâm xuất khẩu năm 2012 tăng gấp gần 2 lần so với năm 2009 với mức xuất khẩu năm 2012 là 10.050 nghìn USD so với năm 2009 là 5.542 nghìn USD. Ven các trục đường chính những người nông dân mất đất cũng phát triển dịch vụ ăn uống, may mặc, sửa chữa xe máy, xe đạp, giải trí, cho thuê nhà...

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Đây thực chất là quá trình phát triển nguồn lao

động thành phố, với đặc trưng là giàm dần lao động nông nghiệp, tăng dần lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ có năng xuất lao động cao hơn. Vì mất đất canh tác nên xu hướng giảm dần lao động nông nghiệp và chuyên môn hóa vì vậy cần phải đào tạo và dạy nghề cho người nông dân cả các nghề về nông, lâm, thủy sản và các ngành nghề phi nông nghiệp để người lao động có thể đạt được thu nhập cao và giảm thiểu thất nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất sản xuât nông nghiệp bị thu hẹp, một bộ phận lớn người lao động nông thôn nông nghiệp chuyển sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Quá trình này tác động đến nhu cầu đào tạo, học nghề của người lao động thuộc các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, và tất yếu tác động tích cực đến chất lượng nguồn lao động nông thôn. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về đào tạo, dạy nghề cho người lao động để họ có điều kiện tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động hoặc tự tạo việc làm mới trong các lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống và kinh doanh dịch vụ.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa khiến nhiều người dân lao động nông thôn bị mất đất rơi vào tình trạng thất nghiệp. Số lượng người lao động nông thôn Hà Nội thất nghiệp như sau : năm 2007 là 10,7 nghìn người, năm 2010 là 11,1 nghìn người, và năm 2012 là 12,5 nghìn người (Thống kê lao động- việc làm 2007- 2012, Bộ lao động- Thương binh và Xã hội). Tuy số lượng thất nghiệp là không lớn nhưng cũng ảnh hưởng tới mức sống của người lao động nông thôn Hà Nội. Số lao động nông thôn mất đất chuyển sang các ngành dịch vụ chiếm khoảng 52%, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 39% và các ngành nghề khác chiếm khoảng 9%. Số lượng lao động này cũng không được hỗ trợ đào tạo hoặc hỗ trợ đào tạo chuyên môn kỹ thuật là rất thấp. Thực trạng này đòi hỏi nhà nước phải có các chính sách hỗ trợ đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật cho

người lao động nông thôn để họ có thể thích nghi với công việc mới, tránh thất nghiệp và nâng cao mức sống cho họ cũng là hạn chế những tệ nạn xã hội do thất nghiệp mang lại.

Tuy nhiên, nhờ công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà các ngành nghề dịch vụ phát triển, thu nhập của các hộ gia đình từ dịch vụ tăng lên khoảng 17% thu nhập so với trước đây chỉ làm ruộng( thuần nông). Và số hộ có thu nhập từ các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cũng tăng lên khoảng 20%.

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn hà nội trong thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)