trình, bất phương trình theo quan điểm của PPDHKT
Nguyên tắc 1: Đảm bảo bám sát nội dung chương trình chủ đề PT, BPT, đảm bảo lý luận về quan điểm của PPDH kiến tạo trong dạy học mơn Tốn.
Việc xây dựng các định hướng tổ chức dạy học chủ đề PT, BPT theo quan điểm của PPDHKT nhằm tạo thêm những tình huống, những pha dạy học để góp phần giúp HS nắm vững kiến thức và kỹ năng toán học cơ bản, đồng thời rèn luyện cho họ khả năng và ý thức ứng dụng các phương pháp biến đổi PT, BPT nói riêng và ứng dụng Tốn học nói chung trong nội bộ mơn học, trong lao động sản xuất và đời sống, góp phần thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ dạy học Tốn một cách tồn diện. Vì vậy, việc xây dựng các định hướng tổ chức dạy học chủ đề PT, BPT phải được xem xét và đặt trong hoàn cảnh của q trình dạy học Tốn ở nhà trường phổ thơng trên cơ sở tơn trọng chương trình và SGK hiện hành.
Ngồi ra, xây dựng các định hướng nhằm tổ chức dạy học chủ đề PT, BPT theo quan điểm của PPDHKT thì việc địi hỏi tính đảm bảo lý luận về PPDHKT là một yêu cầu được đặt ra một cách tự nhiên.
Nói tóm lại, việc xây dựng các định hướng tổ chức dạy học chủ đề PT, BPT phải bám sát chương trình và SGK hiện hành, đảm bảo lý luận về quan điểm của PPDHKT trong dạy học mơn Tốn.
Ngun tắc 2: Đảm bảo tính vừa sức đối với HS, khả thi trong thực tế dạy học
Như trên đã trình bày, chủ đề PT, BPT cần phải được xem xét và đặt trong hồn cảnh của q trình dạy học Tốn.
Việc xây dựng các định hướng tổ chức dạy học chủ đề PT, BPT nhằm đạt được những mục đích dạy học đã nêu ở trên, không được làm thay đổi tới cấu trúc nội dung, yêu cầu về mức độ kiến thức, kỹ năng cần đạt của HS, kế hoạch dạy học. Đây là một trong những điều kiện cơ bản để có thể đảm bảo tính khả thi. Vì vậy, xây dựng các định hướng tổ chức dạy học chủ đề PT, BPT cần phải được xem xét để phù hợp với trình độ nhận thức chung của HS.
Các tình huống xây dựng trong các pha dạy học kiến tạo trong dạy học chủ đề PT, BPT cũng cần được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tạo nên tâm lí thoải mái, tự tin cho người học, thuận lợi cho việc thực hiện. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng để có thể đảm bảo được tính khả thi và tính hiệu quả trong dạy học chủ đề PT, BPT.
Nguyên tắc 3. Đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động của GV và hoạt động của HS
Trong dạy học kiến tạo, việc xác định rõ nhiệm vụ của GV và HS trong quá trình dạy học là một điều hết sức quan trọng, GV và HS cùng nhau làm việc, tuy nhiên với vai trò và nhiệm vụ khác nhau, GV đóng vai trị là người điều khiển, cố vấn giàu kinh nghiệm cung cấp tài liệu và lời khuyên cho HS trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. Với các hoạt động thích hợp HS phải tự lực thực hiện nhiệm vụ trong tất cả các giai đoạn của quá trình học tập để đi
đến kết quả. Lý luận dạy học hiện đại đã khẳng định, việc thống nhất hoạt động của GV và HS sẽ dẫn tới thành công của nhiệm vụ dạy và học. Việc thực hiện dạy học trong hoạt động và bằng hoạt động là cơ sở cho việc đảm bảo sự thống nhất đó. Hoạt động thiết kế, điều khiển và điều chỉnh của GV phải có tính định hướng cho các hoạt động cụ thể của HS trong quá trình đạt được mục tiêu.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo phát huy được tối đa tính tích cực hoạt động của HS
Trong dạy học kiến tạo, HS là chủ thể tích cực xây dựng nên kiến thức cho bản thân mình dựa trên những kiến thức hoặc kinh nghiệm đã có từ trước. Tạo điều kiện để HS chủ động tiếp thu các kiến thức, kĩ năng, biến những cái đó thành kĩ năng, kiến thức của mình. Như vậy sẽ khiến sự hiểu biết của các em vững chắc hơn, hứng thú của các em sẽ được tăng cường hơn.
Người học không là người tiếp cận thông tin một cách bị động, không chủ yếu tiếp nhận thông tin từ GV mà chủ động lĩnh hội thơng tin, suy nghĩ, tìm tịi, khám phá các khía cạnh khác nhau của bài tốn và sắp xếp lại cho hợp lí. Người học hợp tác cùng với các bạn cùng học để lĩnh hội thông tin, để giúp đỡ nhau trong học tập.