Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa ứng xử của nhân viên thuế trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 52 - 116)

5. Kết cấu của Luận Văn

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận

Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết (Huysamen, 1990). Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 điểm, do vậy để thuận tiện cho việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (mean) đánh giá mức độ hài lòng đối với từng yếu tố và sự hài lòng chung tác giả quy ước:

- Mean < 3.00 : Mức thấp - Mean = 3.00 - 3.24 : Mức trung bình - Mean = 3.25 - 3.49 : Mức trung bình khá - Mean = 3.50 - 3.74 : Mức khá cao - Mean = 3.75 - 3.99 : Mức cao - Mean > 4.00 : Mức rất cao

Thống kê suy luận cho phép các nhà nghiên cứu suy luận dữ liệu từ mẫu nghiên cứu khi phân tích mối quan hệ giữa hai biến, sự khác biệt trong một biến giữa các nhóm mẫu khác nhau và giải thích mối liên hệ giữa biến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ độc lập và biến phụ thuộc (Sekaran, 2000). Nghiên cứu này cũng sử dụng để thống kê suy luận để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

- Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpa và phân tích yếu tố khám

phá (EFA):

Độ tin cậy là mức độ mà thang đo được xem xét là nhất quán và ổn định (Parasuraman, 1991). Hay nói cách khác, độ tin cậy của một phép đo là mức độ mà phép đo tránh được sai số ngẫu nhiên. Trong nghiên cứu này, để đánh giá độ tin cậy (reliability) của từng thang đo, đánh giá độ phù hợp của từng mục hỏi (items) hệ số tương quan alpha của Cronbach (Cronbach’s Coefficient Alpha) được sử dụng.

- Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng item và tính tương quan điểm của từng item với điểm của tổng các items còn lại của phép đo. Hệ số Cronbach’s alpha trích trong (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007) được tính theo công thức sau:

α = (1 ) 1 2 1 2 T k i i k k       Trong đó: α: Hệ số Cronbach’s alpha k: Số mục hỏi trong thang đo

2

T

 : Phương sai của tổng thang đo

2

i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số alpha của từng thang đo từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995 dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì hệ số alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận được.

- Khi đánh giá độ phù hợp của từng item, những item nào có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 được coi là những item có độ tin cậy bảo đảm (Nguyễn Công Khanh, 2005), các item có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo.

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để kiểm tra tính đơn hướng của các thang đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) và độ giá trị cấu trúc của phép đo (Nguyễn Công Khanh, 2005).

- Tính đơn hướng của thang đo được định nghĩa là sự tồn tại của chỉ một khái niệm (construct) trong một tập biến quan sát (Garver & Mentzer, 1999) đó là mức độ mà một tập biến quan sát biểu thị cho một và chỉ một khái niệm tiềm ẩn duy nhất.

- Độ giá trị cấu trúc (construct validity) gồm hai thành phần là độ giá trị hội tụ (convergent validity) và độ giá trị phân biệt (discriminant validity). Độ giá trị hội tụ liên quan đến câu hỏi “Các biến đo lường dùng để đo một khái nhiệm tiềm ẩn có hội tụ về mặt thống kê hay không?” (Garver &

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Mentzer, 1999), Độ giá trị phân biệt biểu thị phạm vi đo lường những khái niệm khác nhau thì khác nhau.

- Trong nghiên cứu này, phân tích EFA sử dụng phương pháp principal components với phép varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue ≥ 1 được sử dụng. Trong quá trình phân tích EFA các items, thang đo không đạt yêu cầu sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn là các item phải có hệ số tải nhân tố (factor loading) >0.4, tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1998 dẫn theo Trần Thị Kim Loan, 2009), hệ số của phép thử KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of Sampling Adeqacy) có giá trị từ 0.5 trở lên (Othman & Owen, 2000) và phép thử Bartlett (bartlett Test of Sphericity) phải ở mức có ý nghĩa.

Phân tích hồi quy

Sau khi thang đo của các yếu tố được kiểm định, bước tiếp theo sẽ tiến hành chạy hồi quy tuyến tính và kiểm định với mức ý nghĩa 5% theo mô hình:

Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 + … + βi*Xi Trong đó:

Y: yếu tố văn hóa của nhân viên chi cục thuế thị xã Phúc Yên Xi: các yếu tố tác động đến văn hóa tại chi cục Thuế Phúc Yên β0: hằng số

βi: các hệ số hồi quy (i > 0)

Kết quả từ mô hình sẽ giúp ta xác định được mức độ tác động của các nhân tố đến văn hóa ứng xử của nhân viên chi cục thuế Phúc Yên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.3. Các chỉ tiêu phân tích Bảng 2.1. Tổng hợp chỉ tiêu đánh giá Nhân tố Chỉ tiêu hóa Giao tiếp

Phong cách giao tiếp của nhân viên thuế là văn minh, lịch sự GT1 Giao tiếp thể hiện sự lắng nghe, chân thành và trung thực GT2 Ngôn ngữ giao tiếp là rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói

tiếng lóng, quát nạt GT3

Giao tiếp thể hiện sự đúng mực,tôn trọng bề bậc,tôn ti xã

hội, cơ quan GT4

Trang phục

Trang phục của nhân viên chi cục là phù hợp với môi

trường công sở TP1

Trang phục của nhân viên chi cục thể hiện sự tôn trọng

người đối diện TP2

Nhân viên thuế tuân thủ quy định về trang phục khi làm việc TP3

Phong cách làm

việc

Phong cách làm việc là chuyên nghiệp PC1

Có kỹ năng và trình độ chuyên môn tốt PC2 Tác phong nhanh nhẹn, xử lý công việc gọn gàng, thuyết phục PC3

Đi cơ sở

Chuẩn bị chu đáo những nội dung công việc cần trao đổi CS1 Thu xếp lịch hẹn trước khi tới làm việc CS2 Tuân thủ thời gian hẹn và thời gian làm việc CS3 Thực hiện nghiêm khắc quy định, nội quy trong quá trình

công tác CS4

Thái độ phục vụ

Thái độ phục vụ của nhân viên thuế là nhã nhặn, có sự tôn

trọng người nộp thuế PV1

Cán bộ thuế sẵn sàng lắng nghe và giải đáp những thắc mắc

một cách tận tình PV2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ dịch quan liêu trong quá trình làm việc

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VĂN HOÁ ỨNG XỬ

CỦA NHÂN VIÊN THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Giới thiệu một số nét về tình hình kinh tế xã hội của thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc và chi cục thuế thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc và chi cục thuế thị xã Phúc Yên

3.1.1. Giới thiệu một số nét về tình hình kinh tế, xã hội của thị xã Phúc Yên

* Vị trí địa lý:

Thị xã Phúc Yên với diện tích chỉ khoảng 12.010,22 (ha) chiếm 2,73 tỷ lệ phần trăm diện tích trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Nhưng Thị xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Trung tâm của thị xã nằm trên đường quốc lộ 2 và là đầu mối tiếp giáp của tỉnh Vĩnh Phúc với Thành phố Hà Nội, cụ thể với ranh giới tiếp giáp như sau:

Phía Tây giáp Huyện Mê Linh (thuộc Tỉnh Vĩnh Phúc cũ ) Phía Nam giáp với Thị xã Đông Anh - Hà Nội

Phía Đông giáp Thị xã Sóc Sơn - Hà Nội Phía Bắc giáp Huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc

Từ vị trí địa lý trên Thị xã Phúc Yên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nên số thu hàng năm của Chi cục thuế thị xã Phúc Yên chỉ đứng sau Chi cục thuế Thành phố Vĩnh Yên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc quản lý.

* Tình hình kinh tế, xã hội tại thị xã

Với diện tích nhỏ hẹp hơn so với các huyện, thị khác trong tỉnh thì dân số của Thị xã Phúc Yên cũng chỉ vào khoảng 90.850 người (Theo số liệu dân số tính đến quý 12/2012 tại Cục Thống kê tỉnh). Nên ngành tập trung phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ triển mũi nhọn chủ yếu của Thị xã cũng theo chiến lược của tỉnh là tập trung vào phát triển công nghiệp và dịch vụ để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Một số thành tựu kinh tế- xã hội của thị xã Phúc Yên năm 2013

- Tổng thu NSNN năm 2013 do Chi cục thuế Phúc Yên quản lý thu theo chỉ tiêu được giao thu được: 104.265 triệu đồng, loại trừ số thu tiền sử dụng đất đạt 104% kế hoạch năm 2013 và bằng 110% so với cùng kỳ.

- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 26.423 tỷ đồng (theo giá cố định 1994) tăng 21,1% so với cùng kỳ và đạt chỉ tiêu kế hoạch năm;

- Giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 215 tỷ đồng, đạt 57% kế hoạch năm và bằng 72% so với cùng kỳ;

- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thực hiện 156 tỷ đồng ,đạt 103,3% so với kế hoạch, tăng 5% so với cùng kỳ;

- Doanh thu về dịch vụ bán lẻ hàng hóa- du lịch thực hiện 1.098 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch, tăng 16,3% so với cùng kỳ, trong dó doanh thu ngành du lịch ước đạt 11,5 tỷ đồng, bằng 100% so với cùng kỳ và đạt 90% kế hoạch;

- Nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển giáo dục trên địa bàn là 6,178 tỷ đồng;

- Các mặt như văn hóa xã hội- thể thao tiếp tục phát triển. Trong năm, toàn thị xã phát triển thêm được 2.624 thuê bao, vượt 12% kế hoạch, đạt bình quân 23 máy/100dân. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn chuyển biến tích cực. Toàn thị xã đã có 23/44 trường học, 8/10 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia;

- Giải quyết việc làm cho 3.133 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45,2% tăng 12,2% so với năm 2012;

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,24%, giảm 0,65% so với 2012, vượt 0,15% so với mục tiêu đề ra;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 16%, giảm 0,5%so với năm 2007;

3.1.2. Giới thiệu về chi cục thuế thị xã Phúc Yên

Chi cục thuế thị xã Phúc Yên là một đơn vị hành chính sự nghiệp nằm trên địa bàn thị xã Phúc Yên thuộc cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

Trụ sở của chi cục thuế thị xã Phúc Yên được đặt tại trung tâm của thị xã, và nằm trên đường quốc lộ 2, gần các cơ quan quan trọng của thị xã như: Kho bạc nhà nước, Viên kiểm sát nhân dân, Công an... nên rất thuận lợi cho công tác thu nộp thuế trên địa bàn.

Chi cục thuế Phúc Yên được chia làm 12 đội. Gồm 50 cán bô.

- Các bộ phận văn phòng giúp cho Chi cục trưởng Chi cục thuế là tổ. - Các bộ phận giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm: Các hộ kinh doanh dịch vụ, hộ nộp thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên,...) là đội. Đội có 2 loại đội:

- Quản lý theo vùng, miền là đội liên phường, xã hiện có 5 đội.

- Quản lý theo nhóm đối tượng hoặc sắc thuế: Có 2 đội là Quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ và đội Trước bạ và thu khác.

Ngành thuế nói chung và Chi cục thuế thị xã Phúc Yên nói riêng thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2013 diễn ra trong điều kiện nền kinh tế trong nước tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, giá cả một số mặt hàng trọng yếu như xăng, dầu, điện và các mặt hàng thiết yếu tiếp tục có sự bất ổn định, sản xuất kinh doanh hàng hoá bị đình đốn ế đọng sức tiêu thụ giảm mạnh, ngân hàng tiếp tục thực hiện chính sách thiết chặt tín dụng... từ đó đã làm ảnh hưởng lớn đến kết đến quả hoạt động SXKD của các DN các hộ KD trên địa bàn. Trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ khi đó một số chỉ tiêu dự toán thu NSNN Cục thuế giao cho Chi cục phải thu năm 2013 là khá cao.

Chính phủ tiếp tục ban hành các chính sách ưu đãi về thuế như miễn, giảm gia hạn nộp các khoản thuế cho các doanh nghiệp và người nộp thuế , ưu đãi về thuế TNCN nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế ...từ đó đã tác động không nhỏ đến kết quả thu, nộp ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2013.

Xuất phát từ những khó khăn trên, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Cục thuế tỉnh, của Thị ủy, HĐND, UBND thị xã, sự phối hợp có hiệu quả của các Ban, Ngành, UBND các phường, xã trong thị xã. Tập thể Chi cục thuế thị xã Phúc yên đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, chủ động triển khai các biện pháp chỉ đạo thu trên tất cả các lĩnh vực, nhằm khai thác triệt để mọi nguồn thu phát sinh trên địa bàn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2013 đạt mức cao nhất có thể

3.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của chi cục thuế Phúc Yên hiện nay

Chi cục Trưởng

Chi cục Phó Chi cục Phó

Đội hành chính - tài vụ - ấn chỉ thuế

Đội Kiểm tra thuế

Đội Nghiệp vụ dự toán

Đội thuế TNCN Đội thuế liên xã phường Xuân Hoà-Nam Viêm-Phúc thắng- Trưng Nhị

Đội tuyên truyền thuế Đội trước bạ và thu khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi cục thuê thị xã Phúc Yên

3.2. Một số hoạt động nhằm nâng cao văn hóa ứng xử tại chi cục thuế thị xã Phúc Yên đang áp dụng

3.2.1. Tuân thủ các nội quy quy định trong văn hóa ứng xử tại chi cục Thuế thị xã Phúc Yên

Nhận thức được vai trò quan trọng của văn hóa ứng xử của nhân viên thuế, đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thị xã Phúc Yên nói riêng đã tổ chức nhiều hoạt động để nâng cao văn hóa ứng xử của nhân viên tại chi cục thuế. Để nâng cao văn hóa ứng xử cho nhân viên thuế, chi cục thuế thị xã phúc Yên đã từng bước xây dựng và đề ra các nội quy quy định trong văn hóa ứng xử của nhân viên thuế.

Ngoài việc tuân thủ các quy định chung của ngành thuế như: "mười điều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa ứng xử của nhân viên thuế trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 52 - 116)