5. Kết cấu của Luận Văn
1.4.2. Nội dung về văn hóa ứng xử của nhân viên thuế đối với đồng
và với người nộp thuế
Thực hiện nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) của Đảng về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó có việc xây dựng tư tưởng đạo đức lối sống là nội dung căn bản bao trùm. Văn hoá ứng xử và ứng xử có văn hoá sẽ góp phần tích cực vào việc giữ gìn bản sắc tốt đẹp và xây dựng lối sống văn hoá. Vì thế, bất kì ai, bất kỳ lĩnh vực nào cũng rất cần phải quan tâm đến nội dung văn hóa ứng xử và không ngừng hoàn thiện chúng.
1.4.2.1. Giao tiếp với đồng nghiệp và với người nộp thuế
- Quy định chung trong giao tiếp ứng xử
Trong giao tiếp và ứng xử, công chức, viên chức thuế phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt. Khi giao tiếp qua điện thoại, công chức, viên chức thuế phải xưng tên, cơ quan đơn vị nơi công tác; trả lời nhã nhặn, lịch sự; trao đổi nhã nhặn nội dung công việc có liên quan thuộc trách nhiệm được giao; không ngắt điện thoại đột ngột.
Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, công chức, viên chức thuế phải có thái độ chân thành, đoàn kết, trung thực, tương trợ và hợp tác, sẵn sàng lắng nghe ý kiến, tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp.
Trong giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới: Thể hiện đúng cương vị, trách nhiệm của mình, giữ gìn, bảo vệ uy tín của cá nhân; Đối xử công bằng và quan tâm kịp thời để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Có thái độ đúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mực để cấp dưới có thể trình bày, trao đổi những suy nghĩ, thắc mắc và yêu cầu của mình.
Trong giao tiếp giữa cấp dưới và cấp trên: Tuân thủ nghiêm chỉnh và phục tùng các quyết định, quy định, mệnh lệnh, yêu cầu của cấp trên theo đúng chức trách, nhiệm vụ được giao; đồng thời phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm, có trách nhiệm đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị nhằm đảm bảo hoạt động nhiệm vụ, công vụ đạt hiệu quả cao.
- Giao tiếp với người nộp thuế
Trong giao tiếp và ứng xử với người nộp thuế, công chức, viên chức thuế phải nhã nhặn, niềm nở; chăm chú lắng nghe ý kiến của nhân dân; giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể, đúng trách nhiệm về các vấn đề có liên quan.
Công chức, viên chức thuế không được hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ.
1.4.2.2. Trang phục, lễ phục
Công chức, viên chức thuế khi thực hiện nhiệm vụ phải mặc đúng trang phục của ngành, chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự, không đi dép lê. Những công chức, viên chức thuế được phân công phục vụ hoặc tham dự những buổi lễ lớn, các cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài phải mặc lễ phục theo mùa: Nam công chức, viên chức: bộ comple, áo sơ mi, cavat; nữ công chức, viên chức: áo dài truyền thống/Bộ comple nữ; ngoài khoác ấm tuỳ theo điều kiện.
Công chức, viên chức thuế phải đeo Thẻ khi thực hiện nhiệm vụ.
1.4.2.3. Phong cách làm việc
Để tạo ra được phong cách làm việc chuyên nghiệp nơi công sở nói chung và cơ quan thuế nói riêng, cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp. - Thiết lập tác phong công nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Lập kế hoạch trong công việc và cuộc sống
- Phát triển khả năng độc lập và tự chủ trong công việc - Không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức chuyên môn - Ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến
- Giao tiếp hiệu quả - Trang phục phù hợp
- Nắm vững quy tắc văn hóa nơi công sở - Biết cách thư giãn
1.4.2.4. Đi xuống cơ sở
Việc đưa cán bộ thuế trực tiếp về xã, phường, thị trấn phối hợp cùng chính quyền cơ sở thu ngân sách là một trong những biện pháp mới được áp dụng để thúc đẩy tốc độ thu ngân sách, tăng nhiệm vụ của cán bộ thuế. Việc đưa cán bộ thuế về cơ sở sẽ là một biện pháp mạnh để thu thuế tận gốc tốt hơn, cán bộ thu thuế chịu trách nhiệm cao hơn. Để làm tốt việc đi cơ sở cần thực hiện tốt các việc sau:
- Chuẩn bị nội dung cần làm việc; đối tượng cần làm việc; cách làm việc. - Gọi điện toại đăng ký (Thời gian, nội dung, thành phần, địa điểm làm việc).
- Đến đúng giờ đã hẹn.
- Nội dung cần gọn, đúng trọng tâm.
- Thực hiện đầy đủ nội qui và quy chế làm việc: Mặc đồng phục, đeo thẻ…
1.4.2.5. Thái độ phục vụ đối với người nộp thuế
Xét về bản chất, quan hệ pháp luật thuế là quan hệ pháp luật hành chính, thiết lập giữa Nhà nước với các pháp nhân và thể nhân khác trong xã hội và được điều chỉnh bởi phương pháp mệnh lệnh quyền uy. Dưới góc độ vật chất, quan hệ pháp luật thuế được thiết lập để tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN). Tiền đề thiết lập quan hệ pháp luật thuế là do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sự hình thành chính thể nhà nước để quản lý điều hành các hoạt động trong xã hội. Bộ phận chức năng ấy cần có nguồn vật chất hoạt động, nên thuế hình thành. Do vậy, trong quan hệ pháp luật thuế, các chủ thể tham gia với tư cách là người nộp thuế (NNT) buộc phải chuyển giao một phần lợi ích của mình cho NSNN. Vì vậy, cán bộ thu thuế cần phải có thái độ phụ vụ tốt đối với người nộp thuế
- Cần phải đến đúng giờ, trang phục gọn gàng, lịch sự và chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ công việc cần giải quyết cho nhân dân. Không uống rượu bia, có mùi rượu bia khi tiếp dân.
- Khuôn mặt niềm nở và chào bằng tiếng nói, tiếng nói nhẹ nhàng, từ tốn… - Giải quyết đúng nhiệm vụ chuyên môn được giao.