Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa ứng xử của nhân viên thuế trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 49 - 52)

5. Kết cấu của Luận Văn

2.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

2.2.2.1. Thu thập thông tin

Để tiến hành nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành thu thập thông tin với dàn ý bằng bản câu hỏi soạn sẵn, tác giả tiến hành phỏng vấn khoảng 210 mẫu điều tra. Mẫu điều tra sẽ được tác giả chọn xác suất là người nộp thuế trên địa bàn thị xã Phúc Yên trong thời gian 3 tháng trở lại đây. Trong quá trình chọn, tác giả tiến hành chọn mẫu sao cho đảm bảo tỷ lệ về độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa để đảm bảo độ chính xác cao cho quá trình nghiên cứu. Căn cứ vào kết quả phỏng vấn, tác giả tiến hành phân tích và xử lý dữ liệu bằng phần mềm Excel và SPSS 16.0, từ đó xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thể hiện văn hóa ứng xử của nhân viên tại cơ quan thuế thị xã Phúc Yên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Trong chương 1, cơ sở lý thuyết, tác giả đã trình bày nội dung hay các nhân tố thể hiện văn hóa ứng xử và có tác động trực tiếp đến văn hóa ứng xử của nhân viên thuế bao gồm:

- Giao tiếp - Trang phục

- Phong cách làm việc - Đi xuống cơ sở

- Thái độ phục vụ người nộp thuế

Căn cứ vào nội dung và các nhân tố tác động đến văn hóa ứng xử của nhân viên thuế, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:

Mô hình 2.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động trực tiếp tới văn hóa ứng xử của nhân viên thuế

Giả thuyết nghiên cứu

- H1: Giao tiếp của nhân viên thuế có ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của nhân viên thuế

- H2: Trang phục của của nhân viên thuế có ảnh hưởng tới văn hóa ứng xử của nhân viên thuế

- H3: Phong cách làm việc của nhân viên thuế có ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của nhân viên thuế

Giao tiếp Trang phục Phong cách làm việc

Đi xuống cơ sở

Thái độ phục vụ người nộp thuế

Văn hóa ứng xử của nhân viên thuế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - H4: Công tác đi xuống cơ sở của nhân viên thuế có ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của nhân viên thuế

- Thái độ của nhân viên thuế với người nộp thuế có ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của nhân viên thu

2.2.2.2. Xây dựng thang đo

- Dãy số này có 2 cực ở 2 đầu thể hiện 2 trạng thái đối nghịch nhau. Ví dụ: 1: hoàn toàn không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: bình thường; 4: đồng ý; 5: hoàn toàn đồng ý thuộc nhóm thang đo theo tỷ lệ phân cấp, được biểu hiện bằng các con số để phân cấp theo mức độ tăng dần hay giảm dần từ “phản đối” đến “đồng ý” hay ngược lại. Dựa vào các cấp trong thang đo, đáp viên sẽ cho biết ý kiến đánh giá của mình bằng cách đánh dấu các phân cấp thích hợp. Trong nghiên cứu này thì thang đo Likert được sử dụng nhiều nhất nhằm đánh giá mức độ nhận biết, mức độ tình cảm và xu hướng hành động của người nộp thuế đối với văn hóa ứng xử của nhân viên thuế.

2.2.2.3. Hiệu chỉnh dữ liệu

Quá trình hiệu chỉnh được thực hiện qua hai giai đoạn:

+ Hiệu chỉnh sơ bộ bởi phỏng vấn viên ngay sau khi phỏng vấn xong. + Hiệu chỉnh cuối cùng bởi người nghiên cứu cũng là người thiết kế bảng câu hỏi sau khi thu thập xong dữ liệu.

2.2.2.4. Mã hóa dữ liệu

Dữ liệu được mã hóa thành các biến, nhập và làm sạch dữ liệu trước khi xử lý nhằm mục đích phát hiện các sai sót như sự bỏ trống các câu hỏi và những phiếu không hơp lệ. Sau khi thu thập thông tin, tác giả sẽ dùng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2.5. Mẫu và thông tin mẫu nghiên cứu

Tổng số mẫu nhận về sau quá trình phỏng vấn là 220 phiếu. Sau khi mã hóa và làm sạch, tổng số mẫu hồi đáp hợp lệ có được là n = 200 mẫu. Các kết quả được tổng hợp và minh họa lại bằng các biểu đồ vẽ bằng Excel và phần mềm SPSS 16.0.

Khi phỏng vấn, thì tỉ lệ nam giới và nữ giới là cân bằng nhau. Số người có thu nhập cao khá lớn, trung bình được chia đều theo các khoảng khác nhau để đảm bảo độ chính xác cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa ứng xử của nhân viên thuế trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)