CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
4.3. MỘT SỐ KHUYẾN CÁO KHI VẬN HÀNH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÙNG TGLX
Qua nghiên cứu mô phỏng từ các phương án, kết hợp với kết quả tính toán có thể rút ra một vài nhận xét về chế độ làm việc của các công trình trong vùng nhằm gợi ý đưa ra một biện pháp thích hợp nhất cho quy trình vận hành và điều tiết cũng như bố trí công trình thủy. lợi.
4.3.1. Đối với hệ thống cống ven biển Tây.
Nhiện vụ chính tưới, tiêu, ngăn mặn. Để phát huy tác dụng hệ thống công trình thủy lợi trong vùng trong công tác ngăn mặn, ngọt hoá và thau chua rửa phèn các cống cần phải có sự đóng mở, điều tiết một cách hợp lý, phải mang tính đồng bộ.
Tránh tình trạng khi có một vài cống đóng còn một vài cống khác mở tuỷ tiện dẫn đến tính trạng nguồn nước mặn và ngọt bị xáo trộn. Ngoài ra khi vào mùa khô thường các cống đóng thì xảy ra tình trạng nguồn nước thải, chất thải và nước tù trong kênh rạch lâu ngày bị ô nhiễm, hôi thối nên cần phải có lịch mở cống để tiêu thoát các chất thải đó mà không ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập mặn vào trong nội đồng.
Vào mùa mưa các cống cần mở để tiêu thoát chất thải và thau chua rửa phèn từ trong nội đồng ra ngoài.
Vào mùa khô các cống phía giáp Biển cần phải đóng mở một cách hợp lý tùy theo nhu cầu của từng tháng để ngăn mặn xâm nhập vào sâu trong nội đồng.
Nhưng khi nước thủy triều thấp các cống cần có lịch để mở nhằm tiêu thoát nguồn nước trong nội đồng để hạn chế các chất thải, rác thải bị tù đọng gây ô nhiễm nguồn nước. Cần phải có lịch trình đóng mở hợp lý giữa các cống trong vùng dự án.
Hệ thống công trình cần được đầu tư đóng mở hai chiều để phát huy tốt năng lực phục vụ của công trình. Về tương lai cần nghiên cứu xem xét nếu được có thể nên bố trí thêm một hệ thống thệ thống cống ven biển Tây mới, ở phía bắc quốc lộ 80 để ngăn cách hai khu canh tác và đảm cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất cho vùng phía nam QL80 lấy nước nuôi trồng thủy sản mặn không làm ảnh hưởng lớn đến diện tích canh tác lúa ở phía bắc QL80.
Cần có chính sách đầu tư về tài chính cũng như khoa học kỹ thuật phục vụ công tác quản lý khai thác tại một số trạm đo và một số trung tâm vận hành hệ thống công trình trong vùng. Vì một số cống trong vùng chưa được trang bị hệ thống đo tự động nhưng đã không phát huy tác dụng sau thời gian đi vào sử dụng và khai thác.
4.3.2. Đối với hệ thống cống đầu sông Hậu.
- Nhiện vụ chính tưới, tiêu, thoát lũ .Vào mùa mưa các cống cần mở để tiêu thoát lũ, chất thải và thau chua rửa phèn từ trong nội đồng ra ngoài.
Vào mùa khô các cống cần phải đóng mở một cách hợp lý tùy theo nhu cầu của từng tháng để cấp nước tưới, tiêu. Nhưng khi nước thủy triều thấp các cống cần có lịch vận hành để đóng nhằm nhồi nước từ sông Hậu về hướng tây nam để không sẩy ra hiện tượng giáp nước và giảm xâm nhập vào sâu trong nội đồng.
Hệ thống cống cần được đầu tư đóng mở hai chiều để phát huy tốt năng lưc phục vụ của công trình.
4.3.3. Đối với hệ thống kênh.
Hiện nay, toàn bộ vùng Rạch Giá-Hà Tiên đã tiến hành nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, do vậy cần phải bổ sung 23 kênh có kích thước B đáy= 6 m, cống đầu kênh từ 3-5 m ở khoảng giữa hai trục thoát lũ để lấy nước mặn.
Cần mở rộng một số kênh theo đúng mặt cắt thiết kế để cung cấp nguồn nước ngọt vì đây là kênh dẫn nước chính cho cả vùng.
Cần xây dựng một cách đồng bộ hệ thống công trình thủy lợi nội đồng với các công trình đầu mối thật chi tiết để giải quyết tách giữa khu vực đã và đang trong giai đoạn quy hoạch nuôi tôm với khu vực trồng lúa nhằm nâng cao hiệu quả tưới, tiêu cho từng khu vực riêng biệt tránh tính trạng khu vực mặn sảnh hưởng đến cơ cấu, năng suất và chất lượng cho khu sản xuất nông nghiệp trong vùng.
Đối với khu nuôi trồng thuỷ sản cần bố trí hệ thống kênh lấy nước nặn và kênh xả thải riêng biệt cần có quy hoạch chi tiết cho các khu nuôi trồng thủy sản trong vùng.